Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi chuẩn nhất

Tác giả: huong

Việc theo dõi chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ giúp mẹ nắm được quá trình phát triển của con yêu theo từng giai đoạn cụ thể. Vậy cân nặng và chiều cao của con bao nhiêu là đạt chuẩn? Cùng bài viết dưới đây tìm câu trả lời chính xác mẹ nhé!

bảng chiều cao và cân nặng của trẻ

1. Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ ở từng giai đoạn

Chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi sẽ thay đổi theo từng cột mốc thời gian như sau:

  • Trẻ mới sinh: Cân nặng trung bình khoảng 3,2kg và chiều cao khoảng 49,1cm đối với con gái. Còn con trai sẽ nặng khoảng 3,3kg và chiều cao trung bình khoảng 50cm.
  • 1 – 3 tháng tuổi: Trong 3 tháng này, trẻ có thể tăng cân từ 1 – 2kg/tháng và chiều cao tăng khoảng 3cm/tháng.
  • 4 – 6 tháng tuổi: Con có thể tăng lên 400 – 600g/tháng và cao lên khoảng 2 – 2,5cm/tháng trong 3 tháng tiếp theo.
  • 7 – 12 tháng tuổi: Trong 6 tháng tiếp theo, chỉ số cân nặng chỉ tăng khoảng 300 – 400g/tháng. Còn chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm 2cm (tháng thứ 7 – 9 ) và tăng 1 – 1,5cm (tháng thứ 10 – 12).
  • 1 tuổi: Sự tăng trưởng chiều cao của con trong giai đoạn này không nhanh như trước.
  • 2 tuổi: Tăng trưởng chiều cao cân nặng của con tiếp tục thay đổi, cụ thể trẻ sẽ cao thêm 10cm và nặng thêm khoảng 2,5kg so với khi con 1 tuổi.
  • 3 – 4 tuổi: Đây không chỉ là giai đoạn con tăng trưởng thể chất mà còn phát triển trí não tối ưu.
  • 5 – 6 tuổi: Vào giai đoạn này, trẻ có thể cao thêm 6cm và nặng thêm 2kg mỗi năm.
  • 6 – 8 tuổi: Trong khoảng 6 – 8 tuổi, con yêu có thể cao thêm 5 – 7cm/năm và cân nặng tăng khoảng 3kg/năm.
  • Giai đoạn dậy thì: Vào giai đoạn này, chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ có sự bứt phá bất ngờ. Theo đó, cân nặng của con sẽ tăng khoảng 8 – 10kg/năm và cao thêm 9 – 10cm/năm.

chiều cao cân nặng của trẻ

Thường xuyên theo dõi chỉ số chiều cao của trẻ sẽ giúp bố mẹ biết được con có đang phát triển bình thường không.

2. Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO

Dưới đây là bảng chỉ số chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 đến 10 tuổi. Bố mẹ hãy tham khảo để có phương pháp chăm sóc phù hợp, giúp con bắt kịp đà tăng trưởng:

2.1. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của con trai 0 – 10 tuổi

Tuổi

Cân nặng (kg)Chiều cao (cm)
Giới hạn dướiTrung bìnhGiới hạn trênGiới hạn dướiTrung bìnhGiới hạn trên
Sơ sinh 2,53,34,346,347,9

49,9

1 tháng3,44,55,751,152,7

54,7

2 tháng 4,45,67,054,756,4

58,4

3 tháng 

5,16,47,957,659,3

61,4

4 tháng 

5,67,08,66061,7

63,9

5 tháng 

6,17,59,261,963,7

65,9

6 tháng

6,47,59,263,965,4

67,6

7 tháng 

6,78,310,265,166,9

69,2

8 tháng

7,08,610,566,568,3

70,6

9 tháng 

7,28,910,567,769,6

72

10 tháng 

7,59,211,268,773,3

77,9

11 tháng 

7,79,411,569,974,5

79,2

1 tuổi

7,89,611,871,373,3

75,7

2 tuổi

9,812,215,182,184,6

87,8

3 tuổi

11,414,318,089,492,2

96,1

4 tuổi

13,617,322,395,499

99,9

5 tuổi

14,318,323,8101,2105,2

110

6 tuổi 

15,920,527,1106,1116,0

125,8

7 tuổi

17,722,930,7111,2121,7

132,3

8 tuổi19,525,434,7115,0127,3

138,6

9 tuổi21,328,139,4120,5132,6

144,6

10 tuổi 23,231,245,0125,0137,8

150,5

2.2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của con gái từ 0 – 10 tuổi

Tuổi

Cân nặng (kg)Chiều cao (cm)
Giới hạn dướiTrung bìnhGiới hạn trênGiới hạn dướiTrung bình Giới hạn trên
Sơ sinh 2,43,24,245,449,152,9
1 tháng 3,24,25,449,853,757,6
2 tháng 45,16,553,057,161,1
3 tháng 4,65,87,455,659,864,0
4 tháng 5,16,48,157,862,166,4
5 tháng 5,56,98,759,664,068,5
6 tháng5,87,69,261,265,770,3
7 tháng 6,17,69,862,767,371,9
8 tháng6,37,91064,068,773,5
9 tháng 6,68,210,465,370,175,0
10 tháng 6,88,510,766,571,576,4
11 tháng 78,71167,772,877,8
1 tuổi7,18,911,368,974,079,2
2 tuổi9,211,514,680,086,492,9
3 tuổi1113,917,887,495,1102,7
4 tuổi12,516,121,194,1102,7111,3
5 tuổi1418,224,499,9109,4118,9
6 tuổi 15,320,227,8104,9115,1125,4
7 tuổi16,822,431,4109,9120,8131,7
8 tuổi18,625,035,8117,6126,6138,2
9 tuổi20,828,241,0120,3132,5144,7
10 tuổi 23.331,946,9125,8138,6151,4

3. Bật mí cách đo chiều cao, cân nặng cho trẻ chuẩn nhất

Ngoài tìm hiểu bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi theo chuẩn WHO, bố mẹ cũng nên biết cách đo các chỉ số này. Qua đó, sẽ đảm bảo được độ chính xác, giúp bố mẹ biết được cụ thể trẻ đang ở mốc phát triển nào và có những thay đổi về dinh dưỡng, vận động để giúp con phát triển tốt.

3.1. Hướng dẫn đo chiều cao

  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Phụ huynh đặt trẻ nằm dọc theo thước đo, giữ cho đầu con thẳng, mắt nhìn lên trần, đồng thời giữ chân con thẳng và ghi lại kết quả đo được.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: Mẹ đặt thước đo thẳng và vuông góc với sàn nhà sao cho vạch số 0 nằm sát sàn. Sau đó, mẹ cho bé đi chân không, đứng theo phương thước đo và mặt quay ra phía trước. Giữ cho trẻ thẳng lưng, hai tay áp vào đùi, mắt nhìn thẳng rồi tiến hành đo chiều cao của con.

cách đo chiều cao cân nặng của trẻ

Với trẻ trên 2 tuổi, bố mẹ có thể dễ dàng dùng thước để xác định chiều cao của con.

3.2. Hướng dẫn đo cân nặng

Trước khi đo cân nặng cho trẻ, mẹ lưu ý nên đo vào buổi sáng khi con chưa ăn gì, đồng thời bỏ bớt quần áo, tã trên người con để chỉ số cân nặng chính xác hơn.

  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Mẹ đặt cân điện tử ở nơi bằng phẳng và đảm bảo cân được chỉnh về số 0. Sau đó, mẹ đặt con nằm ngửa hoặc ngồi yên giữa cân, không cử động rồi ghi lại chỉ số cân nặng đo được.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: Với trẻ ở giai đoạn này, việc xác định cân nặng được thực hiện dễ dàng hơn. Theo đó, bố mẹ chỉ cần yêu cầu trẻ bước lên cân và giữ nguyên trong vài giây rồi ghi lại kết quả.

4. Cách giúp trẻ tăng cân, phát triển chiều cao đạt chuẩn

Khi chiều cao cân nặng của trẻ không tăng trưởng đạt chuẩn, phụ huynh có thể áp dụng một số cách dưới đây để hỗ trợ sự phát triển của con:

4.1. Cho trẻ bú đúng cách

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ sau sinh nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự tăng trưởng thể chất, phát triển trí não của trẻ. Bên cạnh đó, để con tăng cân tốt hơn thì khi con được 6 tuần tuổi mẹ nên tăng cữ bú đêm cho con.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý chọn tư thế cho trẻ bú đúng, để giúp con nhận trọn vẹn nguồn sữa quý giá mà không bị sặc, nôn trớ nhé!

4.2. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Với trẻ bú sữa: Trẻ bú mẹ cần bú đủ lượng sữa theo nhu cầu của con. Với trẻ uống sữa công thức, ngoài quan tâm đến liều lượng sữa cần cho con bú, mẹ cũng nên ưu tiên chọn sữa có đạm nhỏ, mềm tự nhiên, giúp bé tiêu hóa dễ dàng, hấp thu dưỡng chất nhanh để phát triển tốt.

Hiện nay, Friso Gold là dòng sữa công thức được nhiều mẹ tin dùng vì hệ dưỡng chất ưu việt, cùng nguồn sữa mát lành 100% nhập khẩu Châu Âu giúp bé êm bụng. Sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột) hiện đại giúp bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, cho trẻ tiêu hóa dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Cùng với đó, sữa còn có chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ trẻ hấp thu dưỡng chất trong sữa tốt hơn. Từ đó, tạo nền tảng cho con phát triển tối ưu về thể chất, sức khỏe và trí tuệ.

chiều cao cân nặng của trẻ nhỏ

Friso Gold bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotide giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh, tạo điều kiện hấp thu dưỡng chất tối đa.

Khi trẻ lớn hơn cũng là lúc con bắt đầu khám phá thế giới xung quanh mình. Điều này đồng nghĩa con có thể tiếp xúc nhiều hơn với các mầm bệnh. Do đó, khi chọn sữa cho trẻ, bố mẹ cũng nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho con yêu. Một gợi ý cho bố mẹ là dòng sữa Friso Gold Pro.

Công thức sữa Friso Gold Pro chứa HMO – dưỡng chất có trong sữa mẹ, có vai trò hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ ốm vặt hiệu quả. Sữa còn bổ sung thêm chất xơ PureGOS giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, bảo vệ tiêu hóa trước tác động xấu của vi khuẩn. Nhờ đó, trẻ không chỉ đề kháng tốt mà còn có chiếc bụng khỏe, hấp thu nhanh các dưỡng chất để tăng trưởng vượt trội.

bảng chiều cao cân nặng của trẻ nhỏ

Bổ sung Friso Gold Pro mỗi ngày giúp trẻ khỏe bụng, có đề kháng tốt.

  • Với trẻ ăn dặm: Ở giai đoạn này, song song cho trẻ bú đủ sữa, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con khoa học. Theo đó, khẩu phần ăn uống của trẻ cần đảm bảo cân đối các nhóm chất như: chất đạm, chất bột đường, chất xơ, chất béo, Vitamin và khoáng chất.
  • Với trẻ lớn: Trẻ cần ăn đủ 3 bữa ăn chính với 4 nhóm thực phẩm (bột đường, chất đạm, chất béo, Vitamin và khoáng chất và 2 – 3 bữa phụ xen giữa những bữa chính mỗi ngày. Khi nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ tăng cân, phát triển chiều cao đạt chuẩn.

4.3. Thường xuyên cho trẻ vận động

Thay vì cho con xem tivi, chơi game hoặc máy tính thường xuyên, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày. Điều này sẽ giúp con giải phóng năng lượng, giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ ngon, từ đó phát triển tốt hơn.

Chẳng hạn như, với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ nên khuyến khích con chơi các trò chơi vận động tay chân. Còn với trẻ lớn hơn thì bố mẹ nên cho con làm quen với các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền,…

4.4. Đảm bảo giấc ngủ cho con

Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ. Bởi nếu trẻ thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến con tăng trưởng chậm hoặc còi cọc.

Do đó, mẹ cần cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày. Đồng thời, để giúp con ngủ sâu giấc, mẹ nên đảm bảo không gian ngủ của trẻ yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, gối chăn mềm mại, quần áo rộng rãi, thoải mái,…

chiều cao và cân nặng của trẻ nhỏ

Cho con ngủ đúng giờ, đủ giấc rất quan trọng để hỗ trợ trẻ phát triển tốt.

Hy vọng qua thông tin trong bài viết, bố mẹ đã nắm rõ bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tháng tuổi chuẩn nhất. Ngoài theo dõi chỉ số thể chất, bố mẹ cũng phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ con phát triển toàn diện.

Nguồn tham khảo: https://suanaotot.com/bang-chieu-cao-can-nang-cua-tre-chuan-who-be-trai-va-be-gai.html