Bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào?

Tác giả: sites

Động kinh là một bệnh lý ở não và bất kỳ ai cũng có thể bị mắc phải, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Đây là một căn bệnh không chỉ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao nếu không có các điều trị cũng như cấp cứu kịp thời. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cần thiết về bệnh động kinh như nguyên nhân và cách nhận biết để có thể chữa trị kịp thời.

1. Thế nào là bệnh động kinh?

Bệnh động kinh là như thế nào?
Bệnh động kinh là như thế nào?

Động kinh là một bệnh lý của não, đặc trưng bởi sự phóng lực quá mức, đồng bộ cũng như tạo thời ở một số nhóm neuron trong não. Một số căn bệnh như sốt co giật, ngộ độc, dị ứng, nhiễm trùng, rối loạn điện giải, đường huyết… có thể gây ra các cơn động kinh nhưng lại không được xem là bệnh động kinh. Người bệnh phải có ít nhất từ hai cơn động kinh trở lên thì mới được chuẩn đoán là bị bệnh.

2. Nguyên nhân của bệnh động kinh

Trong đa số các trường hợp người ta không thể tìm ra nguyên nhân của bệnh và được gọi là động kinh vô căn. Còn các trường hợp còn lại thì có thể là do tổn thương não, chấn thương lúc sinh, ngộ độc, chấn thương đầu, u não, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, tai biến mạch máu não… Ngoài ra, một số bệnh nhân động kinh còn có khuynh hướng di truyền.

3. Triệu chứng của bệnh động kinh

Dấu hiệu của bệnh động kinh
Dấu hiệu của bệnh động kinh

Có ba loại cơn động kinh là cơn động kinh cục bộ, cơn động kinh toàn thể và cơn động kinh không phân biệt được. Với mỗi loại động kinh thì người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau.

Cơn động kinh cục bộ

Nếu chỉ bị đơn giản thì người bệnh sẽ hay cảm thấy lạ thường trong cơ thể, cảm giác lo lắng, sợ sệt, khó chịu dạ dày, chóng mặt… Kèm theo đó là những cơn co giật ở một phần cơ thể, bất thường trong thị giác và khứu giác. Còn cơn động kinh cục bộ phức tạp thì biểu hiện ở việc người bệnh không ý thức được là cơn động kinh đang xảy ra, họ bị lú lẫn và có các hành vi vô nghĩa như đi qua đi lại, xoa tay, xoay đầu… Thậm chí người bệnh động kinh còn không nhờ được các hành vi này.

Cơn động kinh toàn thể

Có hai dạng cơn động kinh toàn thể thường thấy là cơn vắng ý thức và cơn co cứng, co giật toàn thân. Với cơn vắng ý thức, người bệnh thường nhìn chằm chằm vào một chỗ, mắt đảo lên trên, sự mất ý thức kéo dài từ 5-15 giây, khi đã qua thì người bệnh cũng không nhớ gì. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ em là nhiều nhất, hiếm khi thấy ở người lớn. Còn trong cơn co cứng, co giật toàn thể thì người bệnh hay phát ra tiếng kêu ngắn, mất đi ý thức, cơ co cứng và tay chân thì bị co giật.

Nếu cơn động kinh kéo dài quá 5 phút hay có nhiều cơn động kinh liên tiếp thì được gọi là trạng thái động kinh. Lúc này, người bệnh cần có sự cấp cứu ngay lập tức nếu không sẽ có nguy hiểm tới tính mạng cũng như di chứng nghiêm trọng về sau.

4. Nên làm gì khi người bệnh lên cơn động kinh?

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là những người xung quanh nên bình tĩnh và di chuyển các món đồ có thể gây thương tích ra xa người bệnh. Khi có các cơn co giật thì tuyệt đối không giữ chắc người bệnh hay cho bất kỳ thứ gì vào miệng họ. Khi cơn co giật đã hết thì bạn nên đặt người bệnh nằm nghiêng để tránh tắc đường thở. Bệnh nhân thường sẽ bị lú lẫn sau cơn động kinh nên cần có người ở bên quan sát cũng như chăm sóc.

5. Cách điều trị bệnh động kinh

Tới bác sĩ để chữa trị bệnh động kinh
Tới bác sĩ để chữa trị bệnh động kinh

Trong đa phần các trường hợp, người bệnh sau khi được chữa trị thì vẫn có thể có một cuộc sống bình thường. Do đó, khi các cơn động kinh xuất hiện thì nên tới ngay bác sĩ để được hướng dẫn, chẩn đoán cũng như điều trị một cách hiệu quả nhất. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài và tự ý uống thuốc vì có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh động kinh không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày mà còn có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn nên tới ngay bác sĩ một khi đã nhận thấy các triệu chứng của bệnh để được chữa trị kịp thời.

Theo Khoe.online tổng hợp