Bệnh lậu mãn tính tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Tác giả: huong

Bệnh lậu có 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Bệnh lậu cấp tính là mới tái phát, nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh lậu mãn tính tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất. Hơn 90% bệnh lậu là do lây truyền qua đường sinh dục. Các trường hợp còn lại là do tiếp xúc với vùng da có vết trầy xước, lây từ mẹ sang con hoặc dùng chung quần áo nhiễm khuẩn lậu.

Biểu hiện của bệnh lậu mãn tính

Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể là từ 3 đến 5 ngày. Khi ấy, người bệnh mắc bệnh lậu cấp tính sẽ có những triệu chứng như: tiểu đau, tiểu rắt, tiểu ra mủ vàng, nổi hạch ở bẹn. Một số người còn bị sốt trên 38.5 độ C.

Nếu không chữa trị kịp lúc thì sau 1 – 2 tháng sau, người bệnh sẽ mắc bệnh lậu mãn tính với biểu hiện nhẹ hơn cấp tính nhiều. Niệu đạo tiết dịch đục vào mỗi sáng sớm và tiểu gắt. Nam giới thường xuất tinh về đêm, cảm thấy đau dương vật.

Bệnh lậu mãn tính

Giai đoạn này bệnh nhân chớ xem thường! Bởi con đường dẫn đến các biến chứng là rất ngắn. Viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn hay hẹp niệu đạo là khó tránh khỏi. Thậm chí, vô sinh là điều có thể xảy ra nếu không được điều trị theo đúng phác đồ.

Riêng ở nữ giới, bệnh lậu mãn tính rất ít có triệu chứng. Thông thường, họ chỉ bắt gặp khí hư có mủ màu vàng tiết ra nhiều nơi âm đạo, mất cảm giác ở vùng sinh dục. Biến chứng phổ biến nhất là viêm vùng hậu môn. Điều đặc biệt là thời gian lây bệnh ở các chị em phụ nữ rất lâu. Nó có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm tùy mỗi người.

Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh lậu do lây truyền từ người mẹ, bé thường bị viêm kết mạc. Hai mi mắt sẽ chảy mủ vàng nếu ấn mạnh.

Cẩn thận với bệnh lậu ở mắt có thể gây mù lòa

Bệnh lậu là một trong những chứng bệnh nguy hiểm do khuẩn lậu gây ra. Đường lây truyền chính của bệnh lậu là do quan hệ tình dục bừa bãi và không an toàn. Những triệu chứng chính của bệnh thường là các biểu hiện da liễu nghiêm trọng, xuất…

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Bệnh lậu mãn tính

Bệnh lậu rất dễ nhầm lẫn với bệnh do vi khuẩn Mycoplasma và Chlamydia trachomatis gây nên. Để điều trị bệnh lậu mãn tính, người bệnh được chỉ định dùng thuốc kháng sinh theo đúng phác đồ kết hợp với nhiều phương pháp ngoại khoa khác. Đơn cử như phương pháp DHA miễn dịch cân bằng. Mục đích chữa trị ở giai đoạn này là ngăn chặn lậu khuẩn phát triển. Còn những tổn thương bệnh gây ra thì không thể chữa lành được nữa.

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh lậu mãn tính vô cùng phức tạp. Do đó để phòng ngừa bệnh, mỗi chúng ta cần chú ý hơn lối sống sinh hoạt hàng ngày, quan hệ tình dục an toàn và đúng cách.  Nếu phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường nào nên đi thăm khám sớm để kịp thời xử lý.

Theo Khoe.online tổng hợp