Cẩn thận với bệnh lậu ở mắt có thể gây mù lòa

Tác giả: huong

Bệnh lậu là một trong những chứng bệnh nguy hiểm do khuẩn lậu gây ra. Đường lây truyền chính của bệnh lậu là do quan hệ tình dục bừa bãi và không an toàn. Những triệu chứng chính của bệnh thường là các biểu hiện da liễu nghiêm trọng, xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Một trong những triệu chứng nghiêm trọng nhất là xuất hiện tình trạng bệnh lậu ở mắt, và nguy cơ lây nhiễm cao cho trẻ sơ sinh thông qua đường truyền từ mẹ sang con, khiến trẻ có nguy cơ mù lòa do triệu chứng bệnh phát triển mạnh mẽ. Cập nhật những kiến thức về bệnh lậu ở mắt để ngăn chặn tình trạng bệnh lây lan.

bệnh lậu ở mắt

1. Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là triệu chứng bệnh lý về da liễu xuất hiện do cơ thể nhiễm khuẩn lậu, hay còn có tên gọi là Neisseria gonorrhea gây ra. Đây là loại khuẩn thường lây lan qua đường sinh dục, hoặc qua những tiếp xúc chung trong các đồ dùng, dụng cụ với người bị lậu.

Nếu cơ thể đang sống trong môi trường có nhiệt độ cao, ẩm ướt, khuẩn lậu càng có điều kiện để sinh sôi phát triển cũng như xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể. Khuẩn lậu thường tập trung nhiều nhất ở bộ phận sinh dục của nam và nữ do lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy vậy bệnh cũng có nguy cơ xuất hiện ở mắt, do tình trạng sử dụng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân với người bị bệnh lậu.

Bệnh lậu ở họng do quan hệ bằng miệng

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, một số người trẻ vì sợ mang thai ngoài ý muốn nên quyết định quan hệ tình dục qua miệng. Hậu quả là họ bị mắc bệnh lậu ở họng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều lầm tưởng rằng đó là bệnh viêm…

2. Bệnh lậu ở mắt là triệu chứng gì?

Vi khuẩn lậu khi đã xâm nhập vào cơ thể con người sẽ sinh sối rất mạnh mẽ. Chỉ cần những hoạt động sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là đồ dùng sẽ chạm đến mắt như khăn mặt, mascara… hoặc khi tay người bị bệnh lậu chạm lên mắt cũng có thể khiến đối phương có nguy cơ nhiễm bệnh lậu.

bệnh lậu ở mắt

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có cha mẹ nhiễm khuẩn lậu cũng có thể lây nhiễm cho con thông qua đường di truyền khiến trẻ bị lậu ở mắt ngay từ khi mới sinh ra. Đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh, trẻ có sức đề kháng rất yếu nên có thể dễ dàng bị nhiễm lậu khi tiếp xúc với người bệnh. Một số trường hợp nếu người bị lậu ở miệng có thể lây nhiễm cho trẻ thông qua các hoạt động thơm, hôn lên môi, lên vết thương của trẻ.

3. Triệu chứng bệnh lậu ở mắt

Chỉ trong thời gian ngắn nhiễm khuẩn lậu thông qua con đường lây trực tiếp qua mắt, những biểu hiện viêm da do lậu sẽ xuất hiện rõ rệt:

– Hai mắt sưng, nhức và đỏ quanh vùng mắt không thể mở mắt được.

– Thị lực kém, khó có thể nhìn rõ sự vật trước mắt.

– Mắt đỏ, đục ngầu và có nhiều dịch mủ bám xung quanh mắt gây viêm kết mạc, viêm giác mạc và gây biến chứng nếu không được điều trị cụ thể.

– Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, sốt và co giật.

4. Biến chứng bệnh lậu ở mắt

Không chỉ dừng lại ở những biểu hiện da liệu ở vùng da quanh mắt và sưng đỏ mắt. Bệnh lậu ở mắt còn tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:

bệnh lậu ở mắt

– Viêm giác mạc, viêm kết mạc nặng, xuất hiện dịch mủ lớn trong mắt.

– Biến chứng gây mù lòa ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

– Có nguy cơ lây lan nhanh sang các bộ phận khác như miệng, mặt, bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ giới, gây nguy cơ vô sinh.

– Lậu ở mắt có nguy cơ lây sang người bên cạnh nhanh chóng.

– Ở trẻ sơ sinh, bệnh lậu có thể tác động mạnh mẽ đến tình trạng sức khỏe, khiến trẻ mất sức đề kháng và hệ thống miễn dịch suy yếu, có nguy cơ tử vong cao.

– Trẻ sơ sinh bẩm sinh bị lậu ở mắt do di truyền từ mẹ sẽ có nguy cơ mù lòa cao.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu có biểu hiện gì?

Bệnh giang mai giai đoạn đầu với các biểu hiện dễ khiến chúng ta thờ ơ về mức độ nguy hiểm của bệnh. Do đó, bệnh nhân cần sớm nhận biết nguyên nhân và các dấu hiệu đầu tiên của bệnh để chủ động đi khám sớm nhất. Chúng ta sẽ…

5. Phòng ngừa bệnh lậu ở mắt

Có rất nhiều giải pháp để phòng ngừa bệnh lậu ở mắt hiệu quả. Những giải pháp sau cần được quan tâm cụ thể, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.

– Thường xuyên kiểm tra đảm bảo cơ thể có mắc vi khuẩn lậu trước khi quyết định mang thai. Phụ nữ mang thai nên kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh lậu, tìm hiểu cách điều trị để ngăn chặn cho thai nhi. Nếu mẹ bị nhiễm khuẩn lậu nên chọn phương pháp sinh mổ để hạn chế lây nhiễm cho con qua con đường sinh thường.

– Không nên tiếp xúc, sinh hoạt chung với người bị bệnh lậu, đặc biệt không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc thân mật với người nhiễm khuẩn lậu.

– Quan hệ tình dục an toàn bằng phương pháp sử dụng bao cao su để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn lậu. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

– Không dùng tay dụi mắt bởi vi khuẩn có hại có nguy cơ xâm nhập.

– Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng… với người lạ, người có nguy cơ nhiễm khuẩn lậu.

Bệnh lậu ở mắt là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Thời gian điều trị và loại bỏ hoàn toàn khuẩn lậu ra khỏi cơ thể thường rất khó khăn, hãy đảm bảo điều trị kiên trì để kết quả lành bệnh tốt hơn. Phát hiện sớm nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu ở mẹ sang con để có các biện pháp ngăn chặn và điều trị thích hợp cho trẻ về sau.

Theo khoe.online tổng hợp