Tìm hiểu về bệnh quai bị ở nam giới
Tác giả: huong
Quai bị là một trong những chứng bệnh có khả năng lây lan nhanh và thường xuất hiện theo dịch. Hầu hết con người đều có nguy cơ bị bệnh quai bị ít nhất một lần trong đời. Sau thời gian điều trị, cơ thể sẽ tự hình thành kháng thể để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh lại về sau này. Có ý kiến cho rằng bệnh quai bị ở nam giới khi biến chứng có thể gây vô sinh. Điều này có thực sự chính xác? Mời cùng tìm hiểu thêm.
- Bệnh quai bị và những điều cần lưu ý
- Bệnh quai bị kiêng gì?
- Bệnh quai bị ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
1. Bệnh quai bị là bệnh gì?
Quai bị hay còn gọi là bệnh má chàm bàm theo dân gian. Đây là một chứng bệnh cấp tính khiến người bệnh bị sưng đau khu vực tuyến nước bọt ở một hoặc nhiều vị trí. Vị trí sưng có thể thấy rõ nhất khi bị quai bị là phần tuyến mang tai.
Bệnh quai bị do virus siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có tốc độ lây lan nhanh thông qua đường nước bọt, đường ăn uống, hô hấp… với nguy cơ tạo dịch nhanh. Độ tuổi mắc chứng quai bị nhiều nhất là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, với hơn 80% trẻ em độ tuổi dưới 15 có nguy cơ mắc quai bị. Đối với người trưởng thành, nếu trong quá khứ chưa từng mắc quai bị thì vẫn có khả năng lây nhiễm với những triệu chứng tương tự như trẻ nhỏ.
Bệnh quai bị là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu căn bệnh này không được chú ý thì có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não, viêm buồng trứng... có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này…
2. Triệu chứng của quai bị
Thời gian ủ bệnh của quai bị thường từ trước đó 6-7 ngày. Sau khi phát bệnh, các triệu chứng sẽ diễn ra liên tục từ 7-10 ngày, trong thời gian này cơ thể sẽ hình thành kháng thể để đẩy lùi virus, cũng như ghi nhận để ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus quai bị về sau này.
Ban đầu, khi tiếp xúc với virus quai bị trong thời từ 2-3 tuần, hệ thống miễn dịch sẽ phát sinh ra những phản ứng như khó chịu, mệt mỏi trong người, ăn khó tiêu, đau cổ họng và nhức ở phần quai hàm. Biểu hiện này thường khiến nhiều người lầm tưởng do cảm cúm. Bệnh quai bị ở nam giới và nữ giới đều có những biểu hiện giống nhau. Cụ thể:
– Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu và đau nhức một bên mặt.
– Khi nhiễm virus, bệnh nhân bị sốt nhẹ, đau nhức cơ mặt, cổ hoặc có thể lan rộng đến các phần cơ cánh tay.
– Nổi hạch ở một hoặc cả hai bên hàm.
– Sau dần các hạch sưng lên, lan rộng đến khu vực sang tai và má, dưới hàm, cảm thấy đau nhức nhiều các vùng này liên tục trong nhiều ngày.
– Đau nhức vùng hàm và má khiến bệnh nhân thấy đau nhức khi cơ động cơ miệng, khó nuốt, kèm theo cảm giác chán ăn, khó tiêu.
Những biến chứng của bệnh quai bị cực kỳ nguy hiểm, một trong số đó là biến chứng viêm tinh hoàn sau khi mắc bệnh quai bị, dẫn đến tình trạng tinh trùng bị khô và dần dần dẫn đến vô sinh. Khi mắc bệnh quai bị nên và kiêng…
3. Biến chứng nguy hiểm của quai bị ở nam giới
Sau thời gian mắc quai bị, bệnh nhân khi điều trị và kiêng cữ đúng cách, tình trạng sưng, nhức vùng hàm sẽ giảm dần và lành bệnh, không gây ra những di chứng nghiêm trọng. Tuy vậy ở một số bệnh nhân, do sự tấn công mạnh mẽ của virus và không thực hiện đúng giải pháp điều trị, bệnh quai bị có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở nam giới.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là tình trạng tác động đến tinh hoàn trong thời gian hoặc sau thời gian bị quai bị, gây viêm mào tinh hoàn. 25-30% tỷ lệ nam giới bị quai bị khi không điều trị kịp thời có thể khiến một hoặc hai bên túi tinh bị viêm. Tình trạng này có thể khiến tinh hoàn suy yếu chức năng hoạt động, gây vô sinh. Biểu hiện rõ rệt nhất là tinh hoàn đột ngột sưng to 3-4 lần bình thường, da bìu đỏ, nóng và cứng hơn.
Những triệu chứng này xuất hiện trong vòng 1 tuần và tinh hoàn tự động nhỏ lại như cũ. Sau thời gian này, hầu hết người bệnh nam giới đều chỉ có thể sản xuất ra lượng tinh dịch loãng, tinh trùng hạn chế và chất lượng tinh binh không ổn định. Nguy hiểm hơn một số nam giới có nguy cơ bị teo tinh hoàn hoàn toàn, diễn biến từ 1-6 tháng sau đợt viêm mào tinh hoàn, khiến quá trình sinh tinh giảm dần và biến mất hoàn toàn, gây vô sinh.
Ngoài ra, đặc biệt bệnh nhân quai bị là trẻ em còn có nguy cơ biến chứng quai bị gây điếc và viêm tuyến tụy.
Bệnh quai bị ảnh hưởng đến sức khỏe và gây phiền phức cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy có cách chữa bệnh quai bị hiệu quả nào có thể nhanh chóng chấm dứt bệnh sớm nhất. Bệnh quai bị và những điều cần phải biết Những triệu…
4. Lưu ý khi bị quai bị
Trong quá trình bị quai bị, cần lưu ý những vấn đề sau để điều trị và chăm sóc bệnh nhân quai bị đúng cách hơn:
– Bệnh nhân quai bị nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng lây nhiễm.
– Nên nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần từ thời gian phát bệnh để chữa trị hiệu quả. Không vận động mạnh, đặc biệt quai bị ở nam giới nên hạn chế vận động, chơi thể thao khi thấy tinh hoàn bị sưng.
– Khi sốt cao, hạ thân nhiệt bằng khăn ấm.
– Nên kiêng gió, nước lạnh trong suốt thời gian phát bệnh cho đến khi chữa lành hoàn toàn.
-Vệ sinh răng miệng trong thời gian bị quai bị, súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn.
– Chọn lựa ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, bún, phở… để đảm bảo dinh dưỡng nhưng vẫn dễ tiêu hóa.
– Không ăn các loại thức ăn hải sản, cá biển, cá mè, cá chép, đồ nếp.
– Bổ sung bằng các loại vitamin, chất xơ từ rau củ và trái cây nhằm cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
– Giữ thân thể sạch sẽ bằng việc lau người hằng ngày chứ không nên tắm nước lạnh hoàn toàn.
– Không tự ý sử dụng các loại thuốc chưa được phép, bôi đắp lên vùng bị sưng gây biến chứng.
Bệnh quai bị ở nam giới là một trong những chứng bệnh thường gặp. Độ tuổi phát bệnh nhiều nhất thường ở trẻ nhỏ và nam giới vị thành niên giai đoạn từ 8-15 tuổi, một số trường hợp xuất hiện ở giai đoạn trưởng thành. Cần điều trị đúng cách để đảm bảo phòng tránh những nguy cơ biến chứng gây vô sinh ở nam giới hiệu quả.
Theo khoe.online tổng hợp