Hàng năm cứ đến tháng 6, 7 hoặc vào mùa mưa thì tình trạng bệnh lỵ ở trẻ em lại xuất hiện phổ biến và bùng phát thành dịch. Bệnh dịch này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ em là nguy cơ nhiễm bệnh cao và diễn tiến nặng hơn, nhất là đối với trẻ em suy dinh dưỡng. Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời kẻo dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con em mình.
- Sốt co giật ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần biết
- Trẻ đi ngoài ra máu – Dấu hiệu của nhiều loại bệnh
- Bệnh quai bị ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Bệnh kiết lỵ là gì?
Tác nhân gây bệnh
Bệnh kiết lỵ ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng ruột già và đoạn cuối ruột non. Nó được xác định do Entamoeba histolyca hoặc vi khuẩn Shigella gây nên. Vi khuẩn Shigella có hình que ngắn, không di động. Chúng có thể sống ở đất được vài tháng, ruồi nhặng cư trú 2 – 3 ngày. Trực khuẩn lỵ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Thời gian ủ bệnh ở chúng thường 12 – 96 giờ. Sau đó phát thành bệnh với nhiều triệu chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng bệnh
– Đau bụng: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất về bệnh lỵ ở trẻ em. Trẻ thường đau bụng từng cơn và đi ngoài nhiều lần (có thể đi 10 – 15 lần/ngày). Trẻ hay mót rặn, đau rát hậu môn. Mẹ nên quan sát đến phân của bé. Lúc đầu là phân dạng lỏng, về sau thì phân có mủ và chất nhầy, rất tanh.
– Sốt: Hầu hết khi bé gặp vi khuẩn lỵ, bé thường bị sốt. Tùy theo tình trạng bệnh và sức đề kháng chống chọi của bé, có thể sốt nhẹ (38 – 39 độ) hoặc sốt nặng (40 – 41 độ) dẫn đến co giật.
– Các dấu hiệu nguy hiểm khác như: hạ đường huyết, mệt mỏi, viêm khớp, co giật, rối loạn thần kinh, nước tiểu có albumin, thậm chí là hôn mê.
– Biến chứng bệnh lỵ ở trẻ em: áp xe gan, vỡ vào màng bụng, màng ngoài tim, màng phổi, thủng ruột, lồng ruột, viêm loét đại tràng.
Vì sao bệnh lỵ ở trẻ em dễ lây lan?
Tốc độ phát triển của các vi khuẩn lỵ cực kỳ nhanh. Các chuyên gia cho rằng, với số lượng 10 – 100 con vi khuẩn là có thể gây nên bệnh lỵ ở cơ thể người. Có 2 hình thức lây truyền ở trực khuẩn lỵ:
– Trực tiếp: Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên trẻ em là đối tưỡng dễ nhiễm bệnh nhất do hệ miễn dịch còn non yếu. Khi bé tiếp xúc với người bệnh mắc bệnh này, bé rất dễ bị lây.
– Gián tiếp: Dùng chung đồ, dụng cụ vệ sinh, quần áo, ăn cùng thực phẩm hoặc chung thức uống. Ngoài ra ruồi nhặng, thú vật truyền bệnh (chó, mèo), nguồn nước sinh hoạt nhiễm khuẩn…cũng là môi trường lưu trú của vi khuẩn.
Cách điều trị bệnh lỵ ở trẻ em
– Khi phát hiện bé gặp những triệu chứng như trên, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ hoặc nhập viện ngay khi có chỉ định. Các bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm: soi phân tươi, xét công thức máu…
– Thông thường, truyền dịch là biện pháp cấp bách nhất để tránh tình trạng mất nước ở trẻ.
– Khi điều trị, mẹ cần tuân theo đúng phác đồ bác sĩ đề ra. Bé nên được cách ly từ 1 – 2 tuần. Trước khi uống thuốc kháng sinh theo toa của bác sĩ, bé cần được ăn no.
– Tất cả đồ dùng cá nhân của bé mẹ nên để riêng biệt, không dùng chung.
– Để hạn chế các vi khuẩn sinh sôi thêm, mỗi khi con đi cầu, các mẹ nhớ giữ vệ sinh thật sạch sẽ.
– Tuyệt đối không được tùy ý cho bé dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định bác sĩ. Không nên áp dụng các mẹo hoặc bài thuốc dân gian chữa bệnh lỵ khi chưa được kiểm chứng.
Cách phòng bệnh lỵ
– Bé cần rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Thức ăn của bé cần được nấu chín, tránh ăn đồ tái, chưa chín. Khi ăn rau sống cần phải chọn loại rau tươi, rữa kỹ nhiều lần với nước muối và nước sạch.
– Luôn giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Hàng ngày nên vệ sinh rác thải, quản lý dùng phân nông nghiệp đúng cách.
– Mẹ nên để tay chân của con sạch sẽ, cắt móng tay gọn gàng.
– Khi bệnh lỵ ở trẻ em bùng phát dịch, hãy báo ngay với cơ quan y tế hoặc kiểm dịch địa phương góp phần phòng ngừa, ngăn chặn không để dịch lây lan.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng bệnh lỵ ở trẻ em vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh. Nếu không kịp thời chữa trị, cơ thể bé rất dễ mất nước và dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc.
Theo Khoe.online tổng hợp