Bệnh nấm kẽ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: sites

Nấm kẽ chân là bệnh ngoài da rất phổ biến. Bệnh có xu hướng xuất hiện vào các ngày mưa bão nên khiến chân chúng ta luôn ẩm ướt và tạo môi trường thuận lợi cho bệnh nấm kẽ chân khởi phát. Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc trong môi trường phải  tiếp xúc với nước bẩn hay người có triệu chứng đổ mồ hôi chân nhiều cũng rất dễ bị bệnh nấm kẽ chân. Vậy nguyên nhân gây bệnh nấm kẽ chân là gì? Triệu chứng, hướng điều trị và cách ngừa bệnh nấm kẽ chân? Cùng tìm hiểu các kiến thức về bệnh nấm kẽ chân qua bài viết này nhé!

nấm kẽ chân
Bệnh nấm kẻ chân dễ gặp khi ta tiếp xúc với nước bẩn

Nấm kẽ chân có nguyên nhân từ đâu?

– Nguồn nước bị ô nhiễm: Các vi nấm sẽ phát triển trong môi trường nước bị ô nhiễm, đó chính là điều kiện để vi nấm lây nhiễm khi chúng tiếp xúc với tay chân con người.

– Vấn đề vệ sinh cơ thể chưa đảm bảo: Trường hợp chúng ta vệ sinh chân không đảm bảo sẽ dễ làm các tế bào da chết còn đọng lại ở chân, chính tình trạng bàn chân chúng ta luôn bị ẩm ướt đã tạo môi trường cho các loại vi nấm trực tiếp gây bệnh.

– Bàn chân luôn bị bít kín: Khi chúng ta thường xuyên đi giày, đi ủng… Lúc này, mồ hôi chân tiết ra và không thể thoát ra môi trường ngoài nên gây ẩm ướt cho chân. Đó chính là các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm kẽ chân.

Bệnh chốc lở ở trẻ em - Những điều cần thận trọng

Bệnh chốc lở ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn gây nên. Bệnh chốc lở có thể dễ dàng lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác hoặc từ vùng da bệnh sang những vùng da lành. Bệnh chốc lở là vấn…

Triệu chứng của nấm kẽ chân

– Vùng da bàn chân luôn ngứa và có cảm giác khó chịu.

– Da bị tróc vảy hoặc đóng vảy.

– Bàn chân bị nứt da hoặc chảy máu.

– Vùng bị nấm gây đau và có màu hồng hoặc đỏ hơn so với các vùng da còn lại.

Điều trị nấm kẽ chân

– Quá trình chữa trị bệnh nấm kẽ chân cần tuân theo mọi sự chỉ định của bác sĩ nhằm phát huy hiệu quả điều trị, tránh các tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh nấm kẻ chân hiện nay như kem Fazol, Ketoconazol hay Clotrimazol…

– Suốt thời gian điều trị bệnh nấm kẽ chân, chúng ta cần hạn chế để vùng da điều trị tiếp xúc với các nguồn nước, nhất là nguồn nước bẩn. Chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị trong thời gian từ 1 tuần đến 2 tuần ngay cả khi vùng da đó đang có dấu hiệu bình phục nhằm ngăn chặn các rủi ro bệnh tái phát.

– Một số phương pháp điều trị bệnh nấm kẽ chân theo phương pháp dân gian như:

+ Sử dụng lá trầu không mang đi vò nát, tiếp tục xát vào các kẽ chân bị tổn thương.

+ Dùng khoảng 10g lá trầu đun với 1 lít nước đến sôi, cho thêm 1 ít phèn chua đến khi tan và nước nguội. Chúng ta sẽ dùng nước này để ngâm chân và lau khô.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và cách chữa trị phù hợp

Tổ đỉa là một triệu chứng viêm da đặc biệt, xuất hiện chủ yếu ở các vùng lòng bàn tay, bàn chân và ở rìa các ngón tay, chân. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và không rõ lý do, với những biểu hiện nổi mụn nước, bong tróc da...…

Làm thế nào để phòng ngừa nấm kẽ chân?

– Tránh để chân tay tiếp xúc với nước bẩn nhằm ngăn chặn mọi nguy cơ cho nấm chân gây bệnh cho con người.

– Cần vệ sinh sạch sẽ tay chân sau khi đã tiếp xúc với nước bẩn, các loại bùn, sau đó cần lau thật khô các kẽ chân, tay.

– Cần phải cách ly người bệnh nấm kẽ chân với các thành viên khác trong gia đình nhằm không để bệnh nấm lây lan cho người khác.

– Không sử dụng giày, dép hay vớ chung với bệnh nhân bị nấm kẽ chân.

– Luôn đảm bảo bàn chân sạch sẽ, khô ráo, vớ và giày dép phải được vệ sinh sạch sẽ

– Tránh đi chân đất.

Quá trình điều trị nấm kẻ chân không khó, quan trọng là chúng ta phải kiên nhẫn sử dụng đúng các loại thuốc mà bác sĩ chỉ định cũng như cần tuân theo các biện pháp bảo vệ chân nhằm ngăn chặn bệnh nấm kẽ chân phát triển. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh nấm kẽ chân và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Theo Khoe.online tổng hợp