Bệnh nấm móng tay có nguy hiểm không?
Tác giả: uyennguyen
Thời tiết ngày hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm móng sinh sôi và phát triển. Bệnh gây ra các tổn thương ở vùng da có nhiều chất sừng như móng tay, móng chân, một số ít trường hợp ở tóc và có tốc độ lây lan khá nhanh.Vậy nấm móng tay có nguy hiểm không?
Bệnh nấm móng tay có nguy hiểm không?
Móng mọc trực tiếp từ biểu bì và có cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng hay được gọi là keratin và nó cũng là thành phần cơ bản của tóc và lớp ngoài của da. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào nằm dưới quầng móng – nơi có nhiều mạch máu. Khi lớp gian bào bị hư đồng nghĩa với việc móng không mọc ra được nữa.
Bình thường móng sẽ có màu trắng hồng nhưng khi móng bị nấm ăn sẽ bị biến đổi về màu sắc, chuyển qua màu vàng hoặc xám đục. Ngoài ra còn xuất hiện các khe nứt li ti, những sọc dọc, ngang hay những vệt trắng đục. Vùng kẽ móng xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng da, da mẫn đỏ, ngứa ngáy và khó chịu. Lớp sừng tế bào trên bề mặt móng dày hơn, sờ vào có cảm giác sần sù. Nếu tình trạng bệnh tiến tiến nặng hơn, móng chuyển sang màu xanh xám hoặc đen, lớp sừng giòn, bong dần và có mùi hôi, tanh đặc trưng.
Bệnh nấm móng chân tay tuy không nguy hiểm tới sức khỏe như những bệnh lý khác nhưng bệnh ảnh hưởng khá nhiều về mặt thẩm mỹ. Trong giai đoạn đầu người bệnh không có cảm giác nhưng về sau sẽ gây một số triệu chứng như đau nhức, khó chịu khi cầm nắm, đi giày dép, ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Cách chữa nấm móng tay tại nhà
Với những nguyên liệu từ thiên nhiên đơn giản, dễ kiếm, quen thuộc, có tính an toàn cao bạn có thể áp dụng những phương pháp này để hỗ trợ điều trị nấm móng, giúp móng nhanh chóng hồi phục.
1.Dùng tỏi
Các hợp chất kháng sinh tự nhiên có trong tỏi có khả năng giúp loại bỏ nấm ở móng tay món chân hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 10 tép tỏi.
– 2 chén nước sạch.
Cách thực hiện:
Đầu tiên cho nước vào nồi đun sôi rồi cho tỏi đã bóc vỏ hoặc băm nhuyễn vào trong, nấu sôi tiếp 5 phút rồi để nguội. Khi nước đã nguội bạn chỉ cần cho móng tay chân bị nấm vào hỗn hợp nước nấu khoảng 15 phút rồi lau sạch, thực hiện mỗi tuần 4 lần.
2.Giấm trắng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 1 lít nước sạch.
– 1 chén dấm (250ml)
Cách thực hiện:
Trộn đều 2 nguyên liệu vừa chuẩn bị lại với nhau vào thau cỡ vừa sau đó cho toàn bộ chân, móng tay vào ngâm trong vòng 15 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày cho đến khi thấy nấm móng bắt đầu có dấu hiệu khỏi bệnh.
3.Muối tinh luyện
Phương pháp dùng muối loại bỏ nấm ăn móng tay chân khá đơn giản, do vậy được rất nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Muối tinh luyện
Cách thực hiện:
Làm ướt móng rồi dùng muối bôi trực tiếp lên trên và không để chúng rơi bằng cách mang vớ hoặc dùng băng gạc buộc lại. Thực hiện ngày 2 lần bạn sẽ cảm nhận được tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.
4.Hỗn hợp tỏi và chanh
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 1 tép tỏi nghiền nát.
– 5 giọt iot, bạn có thể mua tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc.
– 5 giọt nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau rồi cho hỗn hợp vào hủ thủy tinh nhỏ giữ trong 2 tuần. 2 tuần sau dùng hỗn hợp trên bôi trực tiếp lên móng bị nấm cho đến khi các triệu chứng của bệnh giảm dần.
5.Dầu dừa
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Một ít dầu dừa
– Bao tay, hoặc chậu nước và xà bông để rửa tay trong khi thoa dầu
Cách thực hiện:
Mang bao tay hay rửa sạch tay trước khi thoa dầu dừa lên các móng và để khô tự nhiên. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
6.Dầu cây trà hay dầu cam
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 1 muỗng cà phê dầu cây trà
– ½ muỗng cà phê dầu cam (không bắt buộc)
– ½ muỗng cà phê dầu hạt nho hay dầu ô-liu
– Bông gòn
Cách thực hiện:
Trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau rồi nhúng bông gòn và thoa lên móng bị nhiễm nấm sau đó để khô tự nhiên. Ngoài ra bạn có thể nhỏ 4 – 5 giọt dầu cây trà vào nước để ngâm chân trong vòng 15 – 20 phút vào buổi sáng hoặc tối để điều trị bệnh.
Bị nấm móng kiêng gì
Điều trị nấm móng đòi hỏi người bệnh cần phải kiên nhẫn tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ như sử dụng các loại thuốc bôi tại chổ, thuốc uống. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiêng những điều sau đây:
KHÔNG NÊN:
– Tuyệt đối không ngâm chân với nước: Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển cũng như móng ẩm và dễ bong tróc hơn do đó bạn nên tránh tiếp xúc với nước khi không cần thiết.
– Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại
– Không nên đi chân trần dưới mặt đất
– Không nên tô vẽ móng bởi hóa chất trong sơn sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một nặng thêm
– Không mang tất cả ngày mà thay vào đó nên tháo tất thường xuyên để chân thoáng mát, lựa chọn các loại vải thích hợp có tính hút ẩm cao để chân luôn khô thoáng.
NÊN:
– Nên thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu nấm ăn móng tay chân để chuẩn đoán bệnh và tiến hành điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng. Không nên tự ý mua thuốc ở ngoài về bôi vì có thể khiến bệnh diễn biến nặng hơn và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng do tác dụng phụ của thuốc.
– Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động như bao tay chống thấm nước, ủng khi làm việc trong môi trường bẩn, có nhiều hóa chất độc hại, nội trợ hay nhân viên làm việc tại nhà hàng…để giảm thiểu tối đa sự xâm nhập của vi nấm gây bệnh
– Chọn các loại tất chân, bao tay có chất liệu từ sợi tổng hợp, hút ẩm tốt, thoáng mát giúp giữ cho tay chân luôn được khô ráo. Thường xuyên giặt sạch tất để loại bỏ các ổ vi khuẩn bên trong.
– Có chế độ ăn uống nhiều rau xanh, củ quả, trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất giúp móng tay, chân khỏe mạnh hơn.
– Trường hợp bị nấm quá nặng cần phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ móng cũ để móng mới mọc dần lên và thay thế vị trí này.
Trên đây là giải đáp bị nấm móng tay có nguy hiểm không và một số phương pháp hỗ trợ điều trị nấm móng từ thiên nhiên. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn loại bỏ nhanh chóng những muộn phiền, khó chịu do bệnh này gây ra.
Theo Khoe.online tổng hợp