Nấm móng tay có lây không? Cách trị và phòng ngừa nấm móng

Tác giả: uyennguyen

Nấm móng tay là một bệnh thường gặp chủ yếu ở những người lao động chân tay, làm việc trong môi trường nhiều vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh do một số loại nấm chủ yếu như Trichophyton, Dermatophytes, Candida gây ra và có khả năng lây lan nhanh nếu không điều trị kịp thời.

1.Nguyên nhân và triệu chứng bị nấm ăn móng tay

Nấm móng tay có lây không? Cách trị và phòng ngừa nấm móng
Nguyên nhân gây nấm ở móng tay có thể là do nấm hoặc do vi khuẩn

Thời tiết nóng ẩm mùa hè hoặc vệ sinh kém, người ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là vùng quanh móng chân, móng tay…là một trong những yếu tố thuận lợi cho nấm ăn móng tay sinh sôi và phát triển. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như:

– Do nấm gây nên: Loại nấm thường gặp nhất là nấm sợi nấm sợi Trichophyton (T. rubum hoặc T. menta – rophyles), Candida và một số nhóm nấm khác như aremonium sp, scopulariopsi, critalidium sp, apergielus sp, fusarium nhưng hiếm gặp hơn.

– Do vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn gây ra có khả năng lây lan rất nhanh, thường gây tổn thương, đau nhức ở vùng móng chân, móng tay có nhiều chất sừng.

– Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ

– Vùng móng chân, móng tay thường xuyên xảy ra các chấn thương nhẹ

– Sử dụng găng tay, tất và giày kín trong thời gian dài

– Thường xuyên tham gia các hoạt động công cộng như đi bơi, tập gym…

– Dùng chung đồ cá nhân với người bệnh

Bệnh nhiễm trùng nấm móng, móng ăn móng tay có thể xảy ra một hoặc nhiều móng với biểu hiện ban đầu có thể là một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay. Tuy không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bệnh làm móng bị hư xấu xí, nhiều trường hợp có thể có nung mủ, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, điều trị khó và rất dễ tái phát lại. Triệu chứng thường gặp của bệnh là:

– Bề mặt móng xù xì, xuất hiện các sọc dọc hay ngang

– Móng yếu, dễ bị gãy

– Chổ bị tổn thương có màu hơi vàng hay nâu đen

Ban đầu, người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng nhưng nếu không điều trị nấm sẽ lan dần ra các ngón còn lại. Nấm phát triển từ bờ vào, nếu do Dermatophytes thường không bị viêm quanh móng còn do nấm Candida thì nấm xuất hiện từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng. Khi viêm vùng chân móng sưng đỏ, đau và có mủ trắng.

Nguyên nhân gây nấm ở móng tay có thể là do nấm hoặc do vi khuẩn
Dấu hiệu của bệnh là bề mặt móng xù xì, vàng hay xuất hiện các sọc dọc ngang

2.Nấm móng tay có lây không?

Nấm móng là một trong những bệnh ngoài da rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung quần áo, đồ đạc. Vì vậy, người bị nấm ăn móng tay cần dùng riêng vật dụng cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với người lành để tránh lây nhiễm.

3.Nấm móng chân tay bôi thuốc gì

Có nhiều cách điều trị nấm ăn móng tay, thường là sử dụng thuốc bôi tại chổ và thuốc uống.

Thuốc bôi tại chỗ

– Kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral)

– Canesten

– Exoderil

– terbinafin

– BSI

Khi sử dụng thuốc bôi cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả trị bệnh cao nhất cũng như tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi dùng thuốc nên rửa và cạo sạch chổ tổn thương rồi sau đó bôi thuốc lên bề mặt móng và xung quanh mỗi ngày 2 –  3 lần.

Thuốc uống

Trên thị trường hiện nay Itraconazol là loại thuốc uống đặc hiệu nhất để điều trị nấm ăn móng tay. Đây là một loại thuốc có khả năng kháng nấm cao, ưa mỡ, chất sừng và tồn tại lâu trong mô. Itraconazole thấm vào bản móng từ từ nhờ vậy mà có tác dụng diệt nấm. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc uống cần phải tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc. Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, đối tượng có các bệnh về gan. Do đó, tốt nhất nên thăm khám để bác sĩ theo dõi hướng tiến triễn của bệnh và có phương pháp điều trị đúng đắn. Khi bị nấm móng nên điều trị sớm, tuyệt đối không nên để bệnh nặng rồi mới chữa trị. Ở những trường hợp quá nặng như nhiễm trùng sẽ gây đau đớn, bác sĩ sẽ đề nghị loại bỏ móng tay.

4.Phòng bệnh móng tay bị nấm

Dấu hiệu của bệnh là bề mặt móng xù xì, vàng hay xuất hiện các sọc dọc ngang
Cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ móng để phòng bệnh

Điều trị tận góc nấm móng cần thời gian dài vì vậy đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn. Bên cạnh sử dụng các loại kem, thuốc bôi kết hợp thuốc uống, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

– Luôn giữ cho tay chân luôn sạch sẽ

– Không sử dụng găng tay, tất và giày kín trong thời gian dài mà thay vào đó có thể chọn những đôi giày dép thoáng khí hay găng tay có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

– Không nên mang giày dép quá rộng hoặc quá chất, nên lựa chọn những đôi giày vừa chân, êm ái và thoải mái khi đi.

– Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng

– Không dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, giày dép với những người mắc bệnh

– Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh nên đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị tích cực, đúng thời gian và liều lượng để tránh bệnh tiến triển nặng hơn cũng như dễ tái phát sau lành bệnh.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của nấm móng tay. Nấm ở móng tay chân thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, do vậy trong khoảng thời gian này bạn nên kiểm tra kĩ xung quanh móng để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách.

Theo Khoe.online tổng hợp