Khó thở là bệnh gì? Cách chữa khó thở hiệu quả

Tác giả: uyennguyen

Khó thở là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và gây nhiều biến chứng. Một số trường hợp là khó thở cấp, khó thở tim đập nhanh, khó hít thở sâu thì cần cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vậy khó thở là bệnh gì?

Khó thở là bệnh gì?

Bị khó thở là tình trạng người bệnh có cảm giác bị nghẹt thở, ngực tức hoặc bị bó chặt, nhịp thở nông và nhanh hơn. Khó thở có thể chia làm hai loại gồm khó thở cấp và khó thở từ từ.

Khó thở là bệnh gì? Cách chữa khó thở hiệu quả
Khó thở là bệnh gì?

Khó thở có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, nhưng đa phần đều liên quan đến các bệnh về đường hô hấp hoặc tim mạch. Cụ thể như:

Tình trạng khó thở từ từ

  1. Suy tim

Khó thở khi vận động mạnh, mang vác các vật nặng kèm theo đó là các biểu hiện như đi tiểu ít, phù hai chân, mặt xanh tím thì rất có thể bạn mắc bệnh suy tim. Suy tim thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc các bệnh như bệnh van tim, bệnh tâm phế mạn, tràn dịch màng phổi ngoài tìm, thiếu B1. Để chính xác, người bệnh cần chụp X quang, làm điện tâm đồ, siêu âm tiêu, khám tim tại các cơ sở chuyên khoa.

  1. Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi có các biểu hiện như khó thở ở cổ họng, khó hít thở sâu, ho khan, sốt đau ngực bên tràn dịch. Nếu nằm nghiêng về bên tràn dịch thì dễ thở hơn. Đi khám chụp Xquang phổi thấy đáy phổi xuất hiện hình mờ, có đường cong Damoiseau. Chọc màng phổi thấy dịch màu trong, vàng chanh, máu hay mủ.

  1. Viêm phổi

Sốt cao 39 – 40 độ C, khoang miệng xuất hiện các nốt nhiệt, ho có đờm màu đục hay rỉ sắt. Đây là bệnh lý khá phổ biến nhất là trong thời điểm chuyển giao mùa hay mùa đông cơ thể không được giữ ấm…

Ngoài ra khó thở cũng có thể là dấu hiệu sớm của các bệnh tai mũi họng như viêm mũi, viêm sưng amidan, phù nề thanh quản.

Tình trạng khó thở cấp

  1. Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh cấp tính hoặc mạn tính gặp ở mọi lứa tuổi, thuộc bệnh dị ứng kèm theo viêm phế quản. Người mắc bệnh hen suyễn thường rất khó thở ra, khi lên cơn sẽ xuất hiện các tiếng rít, ho nhiều có đờm đặc. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thời điểm diễn biến mạnh nhất là khi thời tiết thay đổi hay gặp các yếu tố thuận lợi. Hen suyễn rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính bởi hai bệnh này khi lên cơn cấp tính đều gây ra khó thở, thở khò khè, ho kéo dài có đờm đặc màu vàng hoặc xanh.

Khó thở là bệnh gì? Cách chữa khó thở hiệu quả
Khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn
  1. Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh có biểu hiện lúc đầu chỉ là nghẹt thở nhẹ nhưng càng ngày càng nặng khiến môi tím tái, người mệt mỏi. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nghiện thuốc lá.

  1. Bệnh giãn phế quản

Khó thở cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh giãn phế quản và thường xảy ra khi có một cơn đau thắt ngực dữ dội.

  1. Viêm phế quản phổi

Viêm phế quản phổi xảy ra chủ yếu ở trẻ em, thường là trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, người cao tuổi hoặc suy giảm miễn dịch, mắc bệnh HIV/AIDS. Các cơn khó thở thường xảy ra từ từ kèm theo đó là các cơn sốt cao liên tục.

  1. Dị vật đường thở

Tắc nghẽn dị vật khiến không khí khó vào phổi là một bệnh điển hình gây ra khó thở. Ngoài ra, khó thở do dị vật có thể gặp trong bệnh bạch hầu ác tính thanh quản do vi khuẩn Corynebacterium diphterie gây ra. Nếu mắc phải bệnh này, bệnh nhân cần phải cấp cứu kịp thời vì niêm mặc thanh quản bị phủ kín, khí quản phù nền gây khó thở cấp.

  1. Lao kê

Bệnh có biểu hiện là các cơn khó thở dữ dội hay bị sốt về chiều, người gầy ốm, xanh xao. Khi tiến hành kiểm tra chụp Xquang sẽ thấy hai bên phế trường xuất hiện nhiều nốt nhỏ như hạt kê.

  1. Phù phổi cấp

Người bệnh cảm thấy khó thở về đêm, nhịp thở nhanh và nông, môi tím tái, khạc ra bọt màu hồng. Bệnh thường xuất hiện ở những người bị bệnh tăng huyết áp, hẹp van hai lá, suy tim trái, hở động mạch chủ hoặc viêm thận cấp.

  1. Tràn khí màn phổi

Biểu hiện bênh là cơn đau ngực dữ dội sau đó là khó hít vào, mặt nhợt nhạt có khi người bệnh khó thở buồn nôn. Bệnh thường xảy ra ở người giãn phế nang, ho gà, kén hơi ở phổi.

  1. Urê máu cao

Khó thở, nhịp thở nhanh, nông, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy là dấu hiệu cho thấy ure máu cao.

  1. Toan máu

Các cơn khó thở hường xảy ra ở người bị bệnh tiểu đường mà không điều trị. Lúc đầu các bệnh nhân chỉ cảm thấy khó thở nhẹ nhưng lầu dần khó thở có thể đi kèm với nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi.

Ngoài những bệnh lý phổ biến ở trên, khó thở cũng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, áp xe phôi hay xơ gan cổ trướng ngăn cản sự hoạt động của cơ hoành.

Cách chữa khó thở hiệu quả

Khi xuất hiện các cơn đau tức ngực kèm theo khó thở thì bạn cần dừng tất cả các hoạt động ngay lập tức, không nên cố gắng hoạt động mà thay vào đó phải hạn chế di chuyển tối đa. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài, thường xuyên xảy ra bạn cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kịp thời chuẩn đoán.

Khó thở là bệnh gì? Cách chữa khó thở hiệu quả
Cần nghỉ ngơi, thả lỏng và ngừng mọi hoạt động khi tức ngực khó thở

Tư thế giúp bạn giảm cơn đau tức ngực là ngồi dựa lưng vào tường, giường, gốc cây hay nằm xuống thả lỏng rồi lấy tay vuốt nhẹ vào vùng ngực bị đau, vuốt nhẹ phần lưng đối diện phần ngựa và hít vào thở ra thật sâu cho đến khi phổi ổn định lại. Ngoài ra bạn cần lưu ý một số điều như sau:

– Nếu bị bệnh hen suyễn bạn cần phải luôn mang theo thuốc xịt cắt cơn bên mình. Khi lên cơn hen suyễn cần dùng ngay thuốc xịt, xịt 3 – 4 lần cách nhau 15 – 20 phút để giảm nhanh triệu chứng khó thở. Sau đó cần nhập viện ngay lập tức để kiểm tra tình hình bệnh.

– Nếu lên cơn đau tim đột ngột, bệnh nhân cần nằm hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất, nới lỏng quần áo để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu.

– Không nên hút thuốc hoặc hoạt động quá sức khi có triệu chứng tức ngực

– Nếu thường xuyên khó thở kèm theo dị ứng cần tránh những môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như tôm, cua, hải sản, sò….

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất tốt cho tim mạch và hệ hô hấp, tránh các loại thực phẩm ăn liền, nhiều giàu mỡ.

– Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia

– Cần tuân thủ đúng theo liều lượng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, giảm ăn muối, duy trì cân nặng ổn định.

Khó thở là một dấu hiệu xuất hiện hầu hết ở các bệnh ở phổi, vì vậy để chắc chắn rõ khó thở là bệnh gì bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chuẩn đoán và thăm khám để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Theo Khoe.online tổng hợp