Bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không?

Tác giả: uyennguyen

Bọc răng sứ là một phương pháp trong nha khoa giúp răng thẳng đều, trắng sáng, tăng tính thẩm mỹ và cải thiện sức khỏe răng miệng. Nhưng khi bọc sứ có đau không, tcó bền theo thời gian không? Hãy cùng Khoe.online đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!

1. Răng bọc sứ có bền không?

Không phải bất kỳ trường hợp hư hại răng nào cũng có thể bọc sứ mà còn tùy vào tình trạng sức khỏe của răng bác sĩ mới chỉ định nên bọc sứ hay không. Do đó chỉ nên chụp răng sứ khi thực sự cần thiết. Theo các bác sĩ nha khoa, khi răng bị sâu quá nhiều, bị gãy vỡ mảng lớn không thể trám được, mất răng thì lúc đó mới cần làm răng sứ. Trường hợp răng mọc chen chúc không đều, lệch lạc, thưa, hô mà những phương pháp chỉnh nha khác không hiệu quả hay răng bị nhiễm kháng sinh, thực hiện tẩy trắng nhưng vẫn sậm màu thì có thể sử dụng phương pháp này để tái tạo hình dáng của răng, cải thiện lớp men răng giúp răng trắng sáng hơn.

Bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không?
Bọc răng sứ giúp cải thiện men răng, giúp răng sáng bóng hơn

Có nhiều phương pháp chụp răng sứ khác nhau phụ thuộc vào tình trạng của răng và mục đích của bạn là gì. Nếu mất một hoặc nhiều răng, các nha sĩ sẽ tiến hành nhổ chân răng, mài hai hoặc nhiều hơn răng kế bên để bắc cầu răng. Răng nhiễm màu sẽ mài bớt phần men răng thật và dán mặt sứ vào. Riêng răng bị sâu, bị vỡ mãng lớn thì bác sĩ nha khoa sẽ mài răng nhỏ lại và chụp răng sứ lên răng thật hay còn gọi là mão sứ. Vậy răng sứ có bền không?

Đây là mối bận tâm của khá nhiều người sau khi làm răng sứ, liệu rằng nó có bền không. Răng sứ chất lượng, đúng quy chuẩn thường rất bền. Một số thương hiệu răng sứ nổi tiếng như Dsign của Thụy Sĩ, răng sứ Vita của Đức, răng sứ Ceramco của Mỹ, Nuritake của Nhật có độ bền lên tới 8 đến 15 năm. Răng sứ khung sườn Zirconia với công nghệ CAD/CAM của Đức có độ bền từ 12 đến 25 năm. Ngoài ra, độ bền của răng còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng của mỗi người. Không nên sử dụng những loại răng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vì nó không những làm mất thời gian đi lại, tốn kém chi phí mà còn gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.

Về làm răng bọc sứ mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào số lượng răng cần làm, cơ sở nha khoa và trình độ chuyên môn của bác sĩ. Trung bình, nếu bọc 1-2 răng thì thời gian kéo dài từ 2 -3 ngày, nếu làm 1 hàm hoặc 2 hàm sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày.

2. Làm răng sứ thẩm mỹ có đau không, có nguy hiểm không?

Làm răng sứ cho răng không gây đau cũng như nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khi bắt đầu làm, có thể sẽ có cảm giác ê buốt. Bởi để phủ sứ, bác sĩ phải tiến hành làm sạch răng như cạo bỏ vôi răng, mảng trám, làm sạch vết răng sâu, mài men răng nên cảm giác ê buốt là khó tránh khỏi. Cảm giác ê buốt sẽ xuất hiện trong vài ngày đầu nhưng hoàn toàn không bị đau nhức. Vì vậy trường hợp răng sứ gây đau thì bạn cần phải đến cơ sở y tế làm răng để kiểm tra và xem xét lại chất liệu trám răng được dùng trong quá trình phủ sứ.

Đối với những trường số lượng răng cần phục hồi nhiều, thời gian mài răng lâu, cơ địa quá nhạy cảm thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để hạn chế những khó chịu cho người làm răng.

Bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không?
Phủ sứ cho răng có thể bị ê buốt giai đoạn đầu nhưng không gây đau nhức

3. Bọc răng sứ hết bao nhiêu tiền

Giá làm răng sứ thẩm mỹ phụ thuộc vào chất liệu sứ mà bạn chọn để phủ. Hiện nay có đa dạng các loại mão răng sứ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi đối tượng khách hàng. Cụ thể như:

– Răng sứ kim loại: 1.200.000đ

– Răng sứ Titan: 2.500.000đ

– Răng toàn sứ Zirconia – CAD/CAM: 5.000.000đ

– Răng toàn sứ Cercon ( Dentsply): 7.000.000đ

– Răng toàn sứ Lava Plus (3M): 7.000.000đ

– Răng sứ quý kim : 10.000.000đ

– Mặt dán sứ Veneer : 8.000.000đ

Ưu và nhược điểm của mỗi loại răng sứ:

– Răng sứ kim loại

Là loại răng sứ có khung sườn có cấu tạo từ các hợp kim như Cr- Co hoặc Titanium…bọc bên ngoài là lớp sứ cao cấp.

Ưu điểm của răng sứ kim loại là giá thành vừa phải, đảm bảo tính thẩm mỹ cơ bản, độ bền cao, chịu lực tốt nên được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, với loại răng này, sau khi sử dụng vài năm sẽ bị oxy hóa, cổ chân răng sẽ chuyển sang màu đen. Đó là chưa kể khung sườn bên trong cũng có thể bị oxy hóa, cách kiểm tra nhanh chóng nhất là dùng đèn chiếu vào. Do đó, răng sứ kim loại chỉ phù hợp lắp ở những chiếc răng ở hàm trong, ít nhìn thấy và không quan trọng tính thẩm mỹ.

– Răng sứ toàn sứ

Răng toàn sứ là loại răng có cấu tạo cả khung sườn và lớp bọc đều được làm bằng sứ. Loại răng này đạt tính thẩm mỹ tối đa, không bị oxy hóa hay ngả đen theo thời gian. Khả năng chóng bám màu, thức ăn cao nhờ bề mặt được mài trơn giúp màu răng vẫn trắng đều. Tuy giá thành của răng toàn sứ hơi cao nhưng độ bền sử dụng có thể kéo dài từ 10 – 15 năm thậm chí 20  năm nếu bạn biết cách chăm sóc.

Nhìn chung, răng toàn sứ không có khuyết điểm nhiều ngoại trừ giá thành cao nhưng nếu chỉ cần bọc 1 – 2 răng, quan trọng tính thẩm mỹ, thì bạn nên chọn loại răng này.

– Mặt dán sứ Veneer

Được ví như một lớp khiên được áp lên răng, mặt dán sứ Veneer có những ưu điểm như:

+ Tính thẩm mỹ cao, bề mặt dán trắng sáng, giữ màu răng từ 15 – 20 năm mà không cần phải tẩy trắng theo định kỳ.

+ Không gây nhiều tổn hại đến răng thật vì không cần mài quá nhiều răng. Miếng dán mỏng chỉ 0,3 mm nên không gây cộm hay khó chịu khi nhai.

+ Chịu được các áp lực mạnh.

+ Độ bền cao, tuổi thọ răng từ 15 – 20 năm hoặc cho đến trọn đời.

4. Chăm sóc răng sau khi bọc sứ

Bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không?
Sau khi làm răng sứ nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sức khỏe răng miệng

Chăm sóc, vệ sinh răng sứ cũng như chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết đến độ bền của răng sứ. Sau khi phủ sứ răng, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

– Sử dụng bàn chải mềm để chải răng sau khi ăn hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ, chải theo chiều dọc xoay không nên chải theo chiều ngang.

– Dùng chỉ nha khoa để hoặc sử dụng các loại nước súc miệng để làm sạch các mảng bám còn sót lại ở kẻ răng nhưng nên nhớ chỉ dùng một hàm lượng vừa đủ.

– So về độ cứng răng sứ cứng hơn răng tự nhiên nhưng xét về độ dẻo dai thì ngược lại do vậy khi ăn uống không nên chọn các loại thực phẩm quá cứng, dai. Khi nhai nên nhai cả 2 bên, cân bằng để tránh bị bể sứ, gây hư hại và lệch hàm. Nên hạn chế các loại thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước có ga, nước uống sậm màu như chè, cà phê mà thay vào đó nên ăn nhiều các loại rau củ.

–  Thường xuyên kiểm tra độ khít sát của răng, theo dõi và phát hiện các bệnh về răng miệng nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

– Khi răng bị sứt, mẻ bất thường nên gặp bác sĩ nha khoa nơi điều trị càng sớm càng tốt. Răng sứ hư hỏng sẽ được thay thế bằng răng sứ mới hoặc khắc phục kịp thời để giữ gìn sức khỏe răng miệng.

Bọc răng sứ thường không đau và nguy hiểm nhưng trước khi phủ sứ cho răng bạn nên tìm một địa chỉ uy tín, cần tham khảo ý kiến của nha sĩ cũng như kiểm tra tình trạng răng trước khi tiến hành bọc sứ. Bên cạnh đó cũng nên kiểm tra răng định kỳ và chăm sóc răng miệng đúng cách để tăng độ bền cho răng.

Theo Khoe.online tổng hợp