Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?
Tác giả: huong
Mùa hè cũng là lúc bệnh thủy đậu phát tán mạnh nhất, vậy bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cùng nhau tìm hiểu câu trả lời.
Bệnh thủy đậu lây lan bằng con đường nào?
Lây lan qua đường hô hấp
Đây là con đường lây bệnh phổ biến nhất, chỉ cần tiếp xúc với người bệnh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt lúc bệnh nhân thủy đậu hắt hơi hoặc ho thì người ngồi bên rất dễ mắc bệnh. Để hạn chế khả năng lây nhiễm thì khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang, nhất là khi ăn uống phải được cách ly.
Lây lan qua đường tiếp xúc
Vì biểu hiện của bệnh thủy đậu là những nốt mụn nước, nếu như người bình thường sử dụng chung quần áo, khăn mặt với người bệnh thì rất dễ bị lây. Vì vậy, người bệnh cần được cách ly hoặc người bình thường phải chủ động không được dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
Ngay cả khi những nốt mụn của bệnh đã khô lại, kéo vẩy nhưng virus thủy đậu vẫn chưa được triệt tiêu, giai đoạn này cũng không được chủ quan vì virus gây bệnh có thể lây san người khác, nhất là những người có thể lực yếu. Và ngay cả thời gian ủ bệnh cũng có thể lây lan sang người khác, chứ không phải chờ đến lúc nổi mụn nước mới bắt đầu lây lan.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
– Biến chứng viêm màng não, biến chứng này tuy hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm, để lại rất nhiều biến chứng nặng nề như: bại não, điếc, chậm phát triển trí não, động kinh,…
– Viêm phổi do virus thủy đậu, biến chứng này ít gặp ở trẻ em. Biến chứng này thường xảy ra vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Những triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu như: ho, tức ngực, thở khó, sốt,…
– Dị tật bẩm sinh, đối với bà mẹ mang thai 3 tháng cuối, bị thủy đậu thì thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh. Những dị tật bẩm sinh thường gặp như: sẹo da, teo cơ, bất thường ở mắt, chậm phát triển trí tuệ,…
Cách phòng bệnh thủy đậu
Phòng ngừa chung
- Cách ly với người bệnh cho đến khi khỏi hoàn toàn.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
- Khi tiếp xúc với người bệnh cần phải đeo khẩu trang.
Chủng ngừa
Chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách tiêm ngừa vacxin, trẻ em trong độ tuổi từ 12-15 tháng tuổi là có thể tiêm ngừa vacxin được.
Sau khi tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu thì khả năng ngăn ngừa rất cao, có thể lên đến 95-97%.
Cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà
– Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, nhưng tránh gió lùa trực tiếp vào.
– Vệ sinh tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý.
– Vệ sinh da sạch sẽ để hạn chế bội nhiễm vi khuẩn.
– Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng. Những mụn nước đã bị vỡ ra thì dùng dung dịch thuốc tím bôi lên.
– Không được gãi, nhất là gãi vào những mụn nước. Đối với trẻ em thì phải cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ.
– Nên cho người bệnh ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Nên cho trẻ ăn những loại trái cây giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng.
– Thuốc uống hoặc bôi cho người bệnh phải được sự cho phép của bác sĩ. Không được tùy tiện áp dụng những biện pháp khác, như vậy sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.
Như vậy chúng ta đã có được câu trả lời bệnh thủy đậu lây lan bằng những con đường nào, cũng như cách phòng ngừa bệnh, chăm sóc bệnh nhân thủy đậu. Hi vọng thông tin trên đây hữu ích cho mọi người.
Theo Khoe.online tổng hợp