Phân biệt viêm tuyến mang tai và quai bị đúng cách
Tác giả: huong
Nhiều triệu chứng giữa bệnh quai bị và viêm tuyến mang tai có những nét tương đồng gây ra các khó khăn khi phân biệt giữa 2 chứng bệnh này. Có không ít người khi phát sinh biểu hiện bệnh viêm tuyến mang tai nhưng lại nhầm lẫn là bị quai bị và không điều trị kịp thời, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Học cách phân biệt viêm tuyến mang tai và quai bị để tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất.
- Bệnh quai bị và những điều cần phải biết
- Phân biệt viêm tuyến nước bọt và quai bị
- Cách chữa bệnh quai bị tại nhà hiệu quả nhất
Viêm tuyến mang tai
Viêm tuyến mang tai đơn thuầnchính là chứng bệnh ngay tuyến mang tai do vi khuẩn gây bệnh hoặc viên sỏi từ tuyến mang tai di chuyển xuống gặp phải đoạn hẹp gây tắc, thường là 1 bên và không có yếu tố cấu thành dịch tễ.
Những biến chứng của bệnh quai bị cực kỳ nguy hiểm, một trong số đó là biến chứng viêm tinh hoàn sau khi mắc bệnh quai bị, dẫn đến tình trạng tinh trùng bị khô và dần dần dẫn đến vô sinh. Khi mắc bệnh quai bị nên và kiêng…
Những biểu hiện chính của bệnh viêm tuyến mang tai là sốt cao, tuyến mang tai viêm đỏ, tăng tiết nước bọt và đau khi nhìn thấy đồ chua. Trường hợp biến chứng Abcess sẽ sinh ra mũ nhầy ở miệng ống tuyến nằm bên má.
Khác với bệnh quai bị không có thuốc đặc trị cụ thể và cần hết sức lưu ý trong việc sử dụng kháng sinh và giảm đau. Viêm tuyến mang tai có thể dùng giảm đau và hạ sốt hoặc có thể tiêm kháng sinh toàn thân, có thể bơm ngược vào ống tuyến để xúc rửa kết hợp bơm kháng sinh và corticoid vào tuyến mang tai trong trường hợp được bác sĩ khuyến nghị áp dụng. Nếu được điều trị tích cực, người bệnh có thể chỉ sau vài ngày là khỏi.
Bệnh quai bị đem lại không ít phiền phức cho người bệnh, làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Cho nên khi mắc bệnh ai cũng băn khoăn bệnh quai bị bao lâu thì khỏi để cuộc sống nhanh chóng trở lại bình thường. Bệnh quai bị và những…
Bệnh quai bị
Bệnh quai bị còn có tên gọi là viêm tuyến mang tai dịch tể. Virus gây nên bệnh quai bị là virus Paramixoviridae lây lan trực tiếp bằng dịch tiết của đường hô hấp. Khi bị bệnh quai bị, tuyến nước bọt bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng sưng đau vùng quai hàm, quan sát thấy da căng bóng trắng, cứng ấn lõm, lúc đầu một bên sau thành 2 bên. Thấy đau hàm khi há miệng hoặc khi nhai, tiết nước bọt miệng giảm, khô.Thời gian ủ bệnh thường từ 2-3 tuần, phát bệnh từ 5-7 ngày và hồi phục nhanh chóng sau đó.
Thuốc đặc trị cho bệnh quai bị chưa được công bố chính thức, bệnh thường tự chữa lành khi cơ thể dần tạo được kháng thể miễn bệnh. Tuy vậy trong quá trình điều trị, cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đúng cách, kiêng cữ theo yêu cầu để tránh gây ra các tác động biến chứng nguy hiểm.
Được biết biến chứng thường gặp nhất ở bệnh quai bị là viêm tinh hoàn và nguy cơ vô sinh cao cho nam giới. Ngoài ra các biến chứng như viêm buồn trúng, viêm tụy, viêm tuyến giáp, viêm màng não… có thể gặp ở cả 2 giới trong mọi lứa tuổi.
Trong quá trình điều trị bệnh nên tiếp xúc với nhiều người, cách lý và có thể tiêm kháng thể Gamaglobulin hoặc Laroscobin trong 3 ngày nếu được bác sĩ khuyên dùng. Ở trẻ nhỏ, nên đưa trẻ đi tiêm ngừa vắc-xin để tránh khả năng bị nhiễm bệnh khi có dịch.
Bệnh quai bị tuy không phải là bệnh nan y nhưng những biến chứng của nó lại cực kỳ nguy hiểm. Vậy làm sao có thể nhận biết được những triệu chứng quai bị và kịp thời điều trị. Bệnh quai bị và những điều cần phải biết Cách chữa…
Điểm giống và khác nhau của bệnh viêm tuyến mang tai và quai bị
Giống nhau:
– Đều sưng đau vùng quai hàm, có nổi hạch.
– Sốt cao.
– Cơ thể mệt mỏi, hàm đau khó mở miệng, khó nhai gây chán ăn, suy nhược.
Khác nhau:
– Bệnh quai bị có khả năng sưng viêm tuyến mang tai một hoặc cả hai bên, trong khi viêm tuyến mang tai chỉ xuất hiện viêm sưng một bên.
– Khi bị bệnh quai bị, khả năng bị nhiễm bệnh trở lại rất thấp còn viêm tuyến mang tai vẫn có khả năng tái phát.
– Bệnh quai bị khiến tuyến nước bọt hoạt động không ổn định, tiết ít nước bọt còn viêm tuyến mang tại lại tăng tiết nước bọt khi bị bệnh.
– Quai bị có khả năng gây vô sinh cao nam giới, viêm tuyến mang tai thì không.
Trên đây là những cách phân biệt viêm tuyến mang tai và quai bị để ta có thể áp dụng và nhận biết điều trị bệnh đúng cách. Hết sức lưu ý từng biểu hiện của bệnh và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo khoe.online tổng hợp