Phân biệt viêm tuyến nước bọt và quai bị

Tác giả: huong

Bệnh viêm tuyến nước bọtbệnh quai bị có những dấu hiệu tương đối giống nhau cho nên khiến không ít người bị nhầm lẫn. Nhưng thật ra, hai loại này toàn khác nhau, chúng ta cần phải có cách phân biệt viêm tuyến nước bọt và quai bị rõ ràng.

Bệnh quai bị

phân biệt viêm tuyến nước bọt và quai bị
Không ít người nhầm lẫn giữa viêm tuyến nước bọt và bệnh quai bị

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh quai bị xuất phát từ một loại virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 5-14 tuổi.

Những biểu hiện của bệnh quai bị

Những biểu hiện của bệnh quai bị được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Nhưng cơ bản có những biểu hiện tiêu biểu, dễ nhận biết như sau:

  • Cơ thể suy nhược, kém ăn, cảm giác cổ họng bị khô.
  • Toàn toàn mệt mỏi, khó chịu và đau đầu.
  • Ban đầu có dấu hiệu sốt nhẹ, nhưng đến thời điểm toàn phát thì bệnh có dấu hiệu sốt nặng hơn, kèm theo dấu hiệu ớn lạnh, buồn nôn, đau bụng và da bìu bị đỏ.
  • Đau họng và góc hàm.
  • Tuyến mang tai bị to dần và càng đau nhức hơn khi nhai hoặc nói. Đến thời kỳ toàn phát tuyến mang tai càng sưng to hơn.
Bệnh quai bị ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bệnh quai bị là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu căn bệnh này không được chú ý thì có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não, viêm buồng trứng... có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này…

Bệnh quai bị có sức lây lan nhanh cho nên rất dễ bùng phát thành trận dịch. Chỉ cần người bệnh ho hoặc hắt hơi thì người bên cạnh cũng có thể nhiễm bệnh. Con đường lây lan chính của bệnh thông qua đường hô hấp.

Hơn nữa, bệnh quai bị thường xảy ra đối với trẻ em, mà môi trường sinh hoạt chính của trẻ là ở trường học, đây là môi trường lây bệnh dễ dàng nhất.

Từ khi bệnh có những dấu hiệu bên ngoài cho đến khi bệnh bớt hẳn kéo dài khoảng 1 tuần, nhưng thật ra trước đó đã có 2 tuần ủ bệnh.

Cách điều trị bệnh 

Hiện nay bệnh quai bị vẫn chưa có bất cứ một loại thuốc nào đặc trị cả, chỉ có thể điều trị những triệu chứng để bệnh, kết hợp điều trị bằng phương pháp dân gian và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.

Viêm tuyến nước bọt

phân biệt viêm tuyến nước bọt và quai bị
Viêm tuyến nước bọt chỉ khỏi hẳn sau vài ngày

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai do các loại virus: Staphylococcus aureus, virus có tên Iryfluenza, Parainfluenza, Coxsackie… hoặc cũng có thể do sỏi làm tắc tuyến nước bọt mà gây ra.

Tiêm vacxin Sởi, Quai bị, Rubella

Sởi, quai bị và rubella là những căn bệnh nghiêm trọng, đặc biệt những căn bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em. Vì thế cần phải tiêm vacxin Sởi, Quai bị, Rubella để phòng bệnh ngay từ ban đầu. Bệnh quai bị và những điều cần phải biết Bệnh…

Những biểu hiện của bệnh

  • Bệnh nhân bị sốt cao.
  • 2 bên mang tai sưng to.
  • Vùng da ở tuyến mang tai bị đỏ.
  • Mỗi lần nuốt nước bọt hay nói nhiều sẽ bị đau.

Viêm tuyến nước bọt không có yếu tố dịch tễ, chính vì vậy mà nó không bùng phát thành nạn dịch và bất kỳ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Cách điều trị bệnh

Đối với viêm tuyến nước bọt thì người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà, chỉ trừ những trường hợp quá nặng thì bệnh nhân mới nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Viêm tuyến nước bọt sẽ tự động mất sai vài ngày điều trị thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm) theo toa của bác sĩ.

phân biệt viêm tuyến nước bọt và quai bị
Sốt là dấu hiệu chung của viêm tuyến mang tai và quai bị

Như vậy, nhìn chung hai bệnh có những dấu hiệu tương đối giống nhau khiến không ít người nhầm lẫn, nhưng về nguyên nhân gây bệnh cũng như những dấu hiệu cụ thể lại khác biệt nhau. Bệnh quai bị thường xuất hiện ở trẻ em và mỗi người chỉ mắc bệnh 1 lần, còn viêm tuyến nước bọt thì lại mắc lại nhiều lần.

Đây là sự khác biệt giữa hai bệnh, để xác định đúng bệnh chúng ta cần phải đến bác sĩ để kiểm tra. Mỗi bệnh có mỗi cách điều trị khác nhau, vì vậy nên xác định từ ban đầu.

Theo Khoe.online tổng hợp