Bị bệnh trĩ có lây không?

Tác giả: huong

Tỷ lệ người bị bệnh trĩ trong đời sống hiện nay có dấu hiệu tăng cao. Bệnh xuất hiện thường là do các ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt, vận động sai cách, không luyện tập thể thao. Do có nhiều người xung quanh ta có dấu hiệu bị trĩ trong cùng một lúc mà nhiều người  luôn có thắc mắc bị bệnh trĩ có lây không?

Bị bệnh trĩ có lây không?

Bị bệnh trĩ có lây không?

Câu trả lời là không. Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người sang người. Do khả năng mắc bệnh cao trong cuộc sống hiện nay, nhiều người lầm tưởng những người xung quanh mình bị trĩ là do lây nhiễm nhưng thực chất không phải.

Bệnh trĩ là một loại bệnh hậu môn trực tràng hình thành do áp lực tĩnh mạch vùng hậu môn bị phình to, ứ máu gây ra. Nguyên nhân gây bệnh là từ ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt, ăn uống, chế độ dinh dưỡng thường ngày. Ngoài ra những người bị mắc bệnh mất van tĩnh mạch bẩm sinh (di truyền từ cha mẹ) cũng có khả năng gây ra chứng trĩ và các chứng giãn tĩnh mạch tay chân, lục phủ nội tạng, rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Từ nguyên nhân gây bệnh trĩ, ta có thể đảm bảo bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm trong đời sống hằng ngày từ người qua người như các căn bệnh truyền nhiễm khác.

– Mắc các bệnh về đường tiêu hóa như là: lỵ, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón… từ đó khiến người bệnh đi đại tiện phải rặn nhiều, lâu ngày tạo trĩ.

– Lớp cơ dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống dây chăng nâng đỡ bị suy yếu, đám rối tĩnh mạch bị tác động lâu dần gây sa búi trĩ.

– Phụ nữ bị mắc khối u vùng tiểu khung như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệu, xơ gan lâu ngày… đều có thể gây áp lực tĩnh mạch, gây ứ máu ở đám rỗi tĩnh mạch, gây trĩ.

– Chế độ dinh dưỡng, thực đơn ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ, gây khó tiêu.

– Nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài, khiến máu ở hậu môn khó lưu thông, ứ trệ dẫn đến nguy cơ sa búi trĩ cao.

– Có thói quen ngồi xổm lâu hoặc thường nhịn đại tiện, rặn nhiều khi đi đại tiện cũng có thể gây trĩ.

Bị bệnh trĩ có lây không?

Nên làm gì để ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ

Dù trĩ không có khả năng lây lan. Tuy vậy những thói quen sinh hoạt trong đời sống ngày nay đang khiến tỷ lệ người bị bện trĩ tăng cao hơ. Những đối tượng có khả năng bị trĩ cao thường là người làm văn phòng, người lao động chân tay, người lười vận động và có chế độ dinh dưỡng thất thường.

Để ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ cần khắc phụ những điều sau:

– Tăng cường chất xơ cho thực đơn hằng ngày bằng cách ăn nhiều các loại trái cây, rau củ, uống nhiều loại nước ép tươi mát hằng ngày cũng như uống nhiều nước.

– Hạn chế ăn các món ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ cũng như tránh uống nhiều bia, rượu.

– Tăng cường đi lại, vận động sau những khi làm việc, ngồi nhiều trong thời gian dài.

– Không nhịn đại tiện, tập thói quen đi đại tiện vào một khoảng nhất định trong ngày.

– Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn, giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và hạn chế thói quen rặn khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ có lây không? Câu trả lời là không. Nếu thấy người thân trong gia đình có dấu hiệu bị trĩ thì nên áp dụng giải pháp điều trị phù hợp cũng như thay đổi sớm chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa bị trĩ nghiêm trọng hơn.

Theo khoe.online tổng hợp