Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Tác giả: uyennguyen

Trĩ được phân biệt thành 3 loại gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ nội thường khó phát hiện vì xuất hiện âm thầm và bên trong hậu môn và thường rất khó khăn trong việc điều trị. Bệnh chỉ được phát hiện khi thấy giấy vệ sinh dính máu hoặc lẫn trong phân sau khi đi đại tiện. Vậy bệnh trĩ nội là gì, nó có gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh không?

Trĩ nội là gì

Khác với trĩ ngoại, các búi trĩ nội xuất hiện trên đường lược, bề mặt của búi trĩ cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn và gây đau rát, chảy máu. Đặc biệt các búi trĩ có thể trồi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại vào bên trong, tuy nhiên ở giai đoạn nặng các búi trĩ không thể thụt vào bên trong gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?
Khác với trĩ ngoại, các búi trĩ nội xuất hiện trên đường lược bên trong hậu môn

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh và nguyên nhân này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày hay ăn uống không hợp lý, cụ thể như sau:

– Do táo bón hoặc lỵ

Thông thường những mô bên trong hậu môn có chức năng kiểm soát việc đi tiêu. Nếu bị táo bón hoặc lỵ kéo dài, ngồi hay rặn quá lâu rất dễ gây áp lực trong ổ bụng và vùng xương chậu khiến cho các mô trên đường lược dãn ra và phình lên. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ nội

– Chế độ ăn uống thiếu hợp lý

Thường xuyên ăn các loại thức ăn cay nóng, khó tiêu, đặc biệt là các loại thức ăn chế biến sẵn, thiếu chất xơ, magie tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tái bón cũng như trĩ khởi phát.

– Mang thai và sinh con

Vào 6 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu rất dễ mắc phải bệnh trĩ, nguyên nhân là do sức nặng của thai nhi gây chèn ép và đè lên các mạch máu ở vùng xương chậu khiến cho các mạch máu giãn ra. Các mạch máu này sẽ trở thành búi trí khi mẹ rặn để sinh em bé và thường tự khỏi sau khi kết thúc kỳ thai sản.

– Thói quen sinh hoạt không đúng cách

Theo thống kê có hơn khoảng 73% những người ngồi lâu đứng nhiều có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất là ở người lớn tuổi. Ngồi quá lâu hay đứng quá nhiều gây trì truệ quá trình lưu thông máu ở hậu môn và trực tràng, kèm theo đó là các áp lực ở hậu môn rất dễ hình thành búi trĩ.

– Bệnh hậu môn, trực tràng khác

U bướu hậu môn trực tràng, ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung… khi phát triển với kích thước lớn sẽ gây chèn ép và gây cản trở sự lưu thông máu ở các tĩnh mạch hậu môn lâu dần sẽ khiến các tĩnh mạch phình ra gây trĩ.

Các cấp độ trĩ nội

Tùy vào mức độ sa của múi trĩ, người ta chia trĩ nội thành 4 cấp độ:

– Cấp độ 1: Biểu hiện lâm sàng là đi đại tiện ra máu, lượng máu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào kích thước búi trĩ và mức độ tổn thương.

– Cấp độ 2: Tình trạng chảy máu giảm nhưng ống hậu môn hình thành một cục thịt sa ra ngoài khi đại tiện và có tự thụt vô ngay sau đó.

– Cấp độ 3: Búi trĩ có thể sa ra ngoài bất kì lúc nào kể cả bạn ho, hắt xì hay đại tiện và thường phải dùng tay đẩy vào.

– Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, sa trĩ mất kiểm soát, trĩ thường nằm bên ngoài ống hậu môn kèm theo đó là hiện tượng chảy dịch, ngứa hậu môn. Trong thời gian này hậu môn rất dễ viêm nhiễm, cơ hậu môn giãn lỏng.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ

Nếu trĩ nội ở cấp độ 3 và 4 xuất hiện các triệu chứng cấp tính thì buộc phải phẫu thuật cắt bỏ. Sau giai đoạn phẫu thuật cần dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Biểu hiện của bệnh

Bạn hoàn toàn có thể phát hiện sớm bệnh trĩ để có cách điều trị kịp thời dựa vào những biểu hiện cơ bản sau:

– Chảy máu

Ban đầu bạn sẽ không thấy máu chảy thành giọt mà chỉ tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc lẫn trong phân. Về sau, do bệnh nhân gặp phải tình trạng táo bón, đi tiêu thường phải rặn nhiều, máu chảy thành giọt hoặc tia. Điều trị không kịp thời rất nguy hiểm vì nếu chuyển qua cấp độ 3, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều, ngồi xổm thì máu lại chảy gây ra mất máu khiến người bệnh rất dễ bị ngất.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của trĩ nội là chảy máu sau khi đi đại tiện

– Sa trĩ

Sa trĩ ở cấp độ 1, 2 thường không gây phiền hà gì, người bệnh chỉ có cảm giác cộm mỗi khi đi nhưng nếu ở độ 3 và 4 thì gây khá nhiều phiền toái nhất là khi đi đứng hay làm việc nặng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẻ hậu môn. Một vài trường hợp có thể có cổ áp xe đi kèm gây đau và chảy dịch nhầy ở hậu môn, ngứa hậu môn do viêm da bởi các dịch nhầy.

Bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không

Nói chung dù là bệnh trĩ ngoại hay nội thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Để càng lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe là làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh. Do các cơ vòng của hậu môn bị chèn ép vởi áp lực nén tĩnh mạch bên trong trực tràng nên máu không thể bơm và lưu thông được gây tắt nghẽn búi trĩ gây đau nhức, khó chịu, nặng hơn là nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn.

Bệnh nhân đi tiêu ra máu nhiều dẫn đến thiếu máu người bệnh dễ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, đau đầu. Nứt rách vùng hậu môn dễ bị vi khuẩn xâm nhập ngược vào cơ thể gây ra các bệnh khác. Ngoài ra bệnh trĩ còn có thể mang lại nguy hiểm đến hệ thần kinh như đau đầu, trí nhớ giảm sút, đau lưng, rối loạn thần kinh, căng thẳng…

Nếu bạn đang có những dấu hiệu bất thường như khó chịu bên trong hậu môn hay ngứa bên ngoài thì đây rất có thể là triệu chứng sớm nhất của bệnh trĩ nội. Do đó cần phải chú ý đến những biểu hiện tiếp theo để có biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời bởi bệnh trĩ càng nặng thời gian điều trị càng lâu, dễ có biến chứng và rất dễ tái phát trở lại.

Theo Khoe.online tổng hợp