Nhận biết bệnh trĩ ngoại và cách phòng bệnh

Tác giả: huong

Bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính là trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Trong đó chứng trĩ ngoại là loại bệnh trĩ thường gặp nhất với biểu hiện lòi búi trĩ ra bên ngoài, có thể sờ thấy rõ rệt. Cùng tìm hiểu rõ về bệnh trĩ ngoại và giải pháp điều trị khi thấy sa búi trĩ.

bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại có gì khác?

Trĩ ngoại khác với trĩ nội và trĩ hỗn hợp ở triệu chứng. Cụ thể vùng da xung quanh viền hậu môn khi bị trĩ sẽ ngứa, sưng đau, viêm nhiễm khiến các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn, tăng mô liên kết làm tụ máu và tạo thành múi thịt nhô ra khỏi hậu môn gọi là sa búi trĩ ngoại.

Các búi trĩ ngoại nằm lộ ra bên ngoài hậu môn, ban đầu có thể dùng ngón tay đẩy vào sau dần búi trĩ ngày càng lớn, lộ ra không thể đẩy vào. Người bị trĩ ngoại thường cảm giác cộm, cảm thấy có dị vật ở hậu môn, ngứa, rát hậu môn thường xuyên.

Trĩ ngoại cũng được thành chia thành các loại bệnh khác nhau dựa trên nguyên nhân gây bệnh: trĩ ngoại do viêm nhiễm, trĩ ngoại do căng tĩnh mạch, trĩ ngoại do mô liên kết hoặc máu tụ.

Thời kỳ tiến triển bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại chia là 4 thời kỳ tiến triển bệnh theo mức độ tăng dần:

bệnh trĩ ngoại
Biểu hiện của trĩ ngoại

Thời kỳ 1: Búi trĩ nhô nhẹ ra khỏi thành hậu môn, có thể dùng tay đẩy vào nhưng lại xuất hiện khi đại tiện.

Thời kỳ 2: Búi trĩ tăng kích thước, lộ rõ, có thể sờ thấy.

Thời kỳ 3: Búi trĩ lộ rõ, tắc, gây đau, chảy máu khi đại tiện.

Thời kỳ 4: Búi trĩ viêm, nhiễm trùng, ngứa rát.

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Bệnh trĩ nói chung và chứng trĩ ngoại nói riêng xuất hiện đều do các nguyên nhân:

Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống chưa khoa học, món ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng dẫn đến tình trạng khó tiêu, đại tiện khó khăn.

– Chức năng hoạt động của đường ruột có vấn đề, dẫn đến tình trạng táo bóm, đại tiện phân khô dẫn đến thói quen rặn nhiều, gây nứt  tĩnh mạch vùng hậu môn, tụ máu khiến mô liên kết hậu môn tạo thành trĩ.

– Vận động sai cách, ít luyện tập thể thao, ngồi hoặc đứng quá lâu khiến các cơ của khu vực hậu môn bị áp lực, tác động tới các tĩnh mạch xung quanh khu vực hậu môn.

– Ảnh hưởng từ việc mang thai, sau sinh bởi áp lực của thai nhi lên vùng dưới của cơ thể người mẹ. Trong khi đó khi mang thai, hậu môn của thai phụ cũng dễ tổn thương hơn, chăm sóc không tốt có thể gây bệnh trĩ về sau.

– Các ảnh hưởng của bệnh về đường ruột, trực tràng, xơ động mạch chủ… đều có khả năng dẫn đến trĩ ngoại.

Điều trị bệnh trĩ ngoại

– Khi bị trĩ ngoại từ thời điểm nhô búi trĩ ban đầu cần tích cực điều trị để giảm thiểu kích thước búi trĩ bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, tích cực ăn nhiều rau diếp cá và các thực phẩm giàu chất xơ.

– Hậu môn cần được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Tránh để tình trạng búi trĩ gây ngứa, rát hậu môn nghiêm trọng.

– Tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, tránh để tình trạng trĩ kéo dài đến mức phải phẫu thuật sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết sớm nếu ta lưu ý đến những bất thường về chế độ tiêu hóa của mình. Lưu ý điều trị tích cực để đẩy lùi bệnh càng sớm càng tốt.

Theo khoe.online tổng hợp