Bị trĩ sau sinh phải làm sao?
Tác giả: huong
Có không ít trường hợp các bà mẹ ngay sau khi sinh gặp phải tình trạng trĩ xuất hiện mà không biết rõ lý do, với các biểu hiện sa búi trĩ, chảy máu. Bệnh gây ra nhiều cản trở trong đời sống sinh hoạt và ảnh hưởng lớn đến tâm lý các bà mẹ giai đoạn sau sinh. Khi bị trĩ sau sinh nên làm gì để ngăn chặn?
Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ sau sinh
– Sau khi sinh tử cung mở to, có thể làm tăng áp lực khoang chậu và tụ máu, khiến sưng phù tĩnh mạch ở hậu môn, gây trĩ.
– Thời điểm vượt cạn cần rặn nhiều, rặn không đúng cách có thể làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa.
– Giai đoạn ở cũ, phụ nữ mới sinh thường ngồi nhiều, nằm nhiều, ít vận động, càng tạo điều kiện cho trĩ xuất hiện.
– Nếu có dấu hiệu bị trĩ trước và trong giai đoạn mang thai, nguy cơ trĩ xuất hiện nghiêm trọng sau sinh là rất cao.
– Người mang thai nhiều tháng, gây chèn ép, cản trở đường tĩnh mạch, làm đám rối trĩ căng phồng nhiều, gây bệnh.
– Người mẹ có dấu hiệu của ung thư trực tràng, hoặc u bướu vùng tiểu khung.
– Phụ nữ sau khi sinh bị viêm phế quản mãn tính, dãn phế quản, lao động nặng nhọc gây tăng áp lực trong ổ bụng.
– Từng bị táo bón kinh niên, tạo thói quen rặn khi đại tiện lâu dần làm xuất hiện búi trĩ, đặc biệt ở thời điểm sau sinh, đến mức độ nào đó ra ngoài hậu môn, tạo thành búi trĩ.
Triệu chứng trĩ sau sinh
Tương tự như các bệnh nhân bước vào giai đoạn trĩ. Phụ nữ sau sinh cũng sẽ nhận thấy các hiện tượng sau:
Chảy máu hậu môn
Hiện tượng chảy máu hậu môn xuất hiện khi đị đại tiện khiến nhiều bà bầu không chú ý. Khi đi do rặn nhiều vì khó tiêu hoặc táo vín, máu từ hậu môn sẽ chảy thành giọt hoặc thành tia.
Hiện tượng chảy máu chắc chắn sẽ kèm theo đau rát hậu môn, máu từ búi trĩ có thể đọng lại trong trực tràng và sinh ra hiện tượng ra máu cục khi đi vệ sinh, nguy cơ nhiễm trùng cao.
Sa búi trĩ
Chắc chắn là hiện tượng sẽ xuất hiện khi bị trĩ, sa búi trĩ nội ngoại xảy ra sau một thời gian gặp hiện tượng đi ra máu. Ban đầu sau khi đại tiện sẽ thấy có khối thịt nhỏ lồi ra hậu môn, có thể dùng tay đẩy vào nhưng lại xuất hiện ở những lần đi đại tiện sau.
Về sau búi trĩ sẽ không còn có thể đẩy vô trở lại và nằm hẳn ngoài hậu môn, tạo ra những cảm giác khó chịu cho người bệnh khi ngồi, nằm.
Ngứa hậu môn
Người bị trĩ thường xuyên phải đối mặt với cảm giác ngứa, rát hậu môn thường xuyên. Về sau bệnh càng nghiêm trọng, cảm giác đau rát sẽ xuất hiện càng nhiều.
Điều trị trĩ kịp thời sau khi sinh
Ngay sau khi sinh nếu có những biểu hiện bất thường khi đi đại tiện, có hiện tượng ra máu thì cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn trĩ phát triển:
– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đa dạng, nhiều chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, chống táo bón.
– Rửa sạch hậu môn mỗi khi đại tiện bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước muối sinh lý để hạn chế vi khuẩn xâm nhập, có thể gây biến chứng nghiêm trọng sau sa búi trĩ.
– Hằng ngày vệ sinh hậu môn thường xuyên bằng cách pha nước ấm với muối, ngâm rửa hậu môn trong khoảng 10 phút để giảm ngứa và diệt vi khuẩn.
– Hạn chế các tư thế ngồi xổm, ngồi nhiều, khi cho con bú nên nằm nghiêng xuống giường hoặc ngồi ngay ngắn.
Bị trĩ sau sinh thường gặp ở rất nhiều bà mẹ, đặc biệt là ở những người có dấu hiệu bị trĩ trước đó. Cách tốt nhất là nên tích cực điều trị trĩ trước khi mang thai hoặc trước khi sinh bằng các biện pháp an toàn như ăn rau diếp cá, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tình trạng trĩ nhẹ có thể biến mất sớm.
Theo khoe.online tổng hợp