Cắt trĩ và những điều cần lưu ý
Tác giả: uyennguyen
Xấu hổ, ngại đi khám là tâm lý thường gặp của nhiều bệnh nhân bị trĩ dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng cũng như gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Khi trĩ tiến triển quá nặng thì cắt trĩ là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Vậy hiện nay có những phương pháp phẫu thuật nào và cần lưu ý sau khi điều trị bệnh là gì, hãy cùng Khoe.online tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Khi nào bệnh nhân cần cắt trĩ
Trĩ có thể là bệnh cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác, tuy nhiên chỉ có trường hợp trĩ là bệnh mới được phẫu thuật cắt bỏ. Trĩ rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư trực tràng do đó trước khi mổ cần phải xác định rõ ràng là bệnh gì, không có các thương tổn khác ở vùng hậu môn trực tràng.
Không phải trường hợp nào cũng phải phẫu thuật cắt bỏ vì trĩ ở mức nhẹ hoặc trung bình có thể được điều trị bằng nội soi hay các phương pháp vật lý, dân gian. Phẫu thuật được xem là phương pháp cuối cùng khi các bệnh có tiến triển quá nặng thường là trĩ ở cấp độ 3, 4, trĩ có huyết khối, trĩ vòng sa bởi vì phẫu phuật có thể kèm theo các di chứng về sau. Đối với trĩ ngoại chỉ phẫu thuật cắt bỏ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay bị tắc mạch tạo thành những cục máu đông bên trong búi trĩ.
Các phương pháp phẫu thuật trĩ hiện nay
Phương pháp cắt khoanh niêm mạc
Phương pháp phẫu thuật này nhằm mục đích cắt khoanh niệm mạc và lớp dưới niêm mạc có các búi tĩnh mạch trĩ, sau đó kéo niêm mạc từ trên xuống khâu với da ở hậu môn. Vì phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như làm hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ và rò hậu môn nên hiện nay phương pháp này ít được sử dụng.
Phương pháp cắt từng búi trĩ
Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành cắt riêng từng búi trĩ một. Ưu điểm của phương pháp này là tránh được các biến chứng của phương pháp phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc trĩ nhưng nhược điểm là thời gian phục hồi lâu, bị đau nhiều sau mổ và không có hiệu quả nếu là trĩ vòng.
Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Phương pháp Longo sử dụng máy khâu vòng để cắt khoanh niêm mạc trĩ. Mục đích của phương pháp này là giảm lượng máu lưu thông đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ các búi trĩ. Longo có thời gian điều trị ngắn đặc biệt là không gây đâu nên hiện nay đa số tại các cơ sở y tế đều sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí khá cao.
Phương pháp khâu treo trĩ bằng tay
Dựa trên phương pháp Longo nhưng giá thành của khâu treo trĩ bằng tay không quá cao giúp cho nhiều bệnh nhân có thể áp dụng.
Phương pháp khâu cột động mạch trĩ bằng siêu âm Doppler
Là phương pháp sử dụng một máy có đầu siêu âm Doppler gắn trong một ống soi hậu môn để dò động mạch ở ví trí trên đường lược sau đó thực hiện khâu cột động mạch trĩ.
Nguyên tắc của phương pháp này là làm giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ và chỉ áp dụng cho trĩ nội cấp độ 2 và 3. Khi phẫu thuật người bệnh sẽ cảm thấy không đau, bảo tồn được đệm hậu môn tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả đối với bệnh trĩ nội tắc mạch và búi trĩ có mẫu da thừa.
Các biến chứng sau phẫu thuật trĩ
Một trong những biến chứng thường gặp nhất sau khi phẫu thuật cắt trĩ là xuất huyết. Xuất huyết chủ yếu là do chữa trị không triệt để, làm sót trĩ và các khe hỡ của trĩ sót lại gây chảy máu liên tục. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật trĩ rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng táo bón, phân khô vì lớp niêm mạc và da ống hậu môn chưa hoàn thiện chức năng, mỏng nên rất dễ tổn thương.
Biến chứng khác cũng khá phổ biến đó là hẹp hậu môn tạm thời vì sau khi phẫu thuật các cơ khống chế của hậu môn bị tê liệt. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn không cần quá lo lắng vì sau một thời gian các chức năng của hậu môn sẽ trở lại bình thường. Riêng trường hợp hẹp hậu môn vĩnh viễn thì phải áp dụng các phương pháp phẫu thuật mới có thể khắc phục được. Nguyên nhân gây ra có thể là do bẩm sinh hoặc các tổn thương sau phẫu thuật như sẹo, hậu môn bị co rút.
Những lưu ý sau khi đã điều bị bệnh
Khi phẫu thuật, nguyên tắc cơ bản khi cắt bỏ búi trĩ là các bác sĩ điều trị không nên tạo các vết mổ quá to hoặc gây nhiều tổn thương đến vùng da xung quanh đó.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc vệ sinh để tránh tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp như dùng thuốc xông hoặc ngâm mông trong nước ấm. Ngoài ra để phòng tránh táo bón người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả tươi đồng thời cũng nên tránh các loại rau có tính nóng, nhiều giàu mỡ và các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia.
Trong trường hợp đã tiến hành phẫu thuật trĩ nhưng bệnh lại tái phát thì bạn có thể dùng các loại thuốc uống để làm các búi trĩ tự co lại. Tốt nhất nên thăm khám và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tạo thêm sẹo tại vùng hậu môn cũng như hạn chế những biến chứng sau phẫu thuật.
Bệnh trĩ nếu được phát hiện sớm, ở giai đoạn nhẹ thì không cần phẫu thuật cắt trĩ nhưng khi bệnh đã chuyển qua giai đoạn nặng thì phẫu thuật là phương pháp loại bỏ trĩ triệt để nhất. Do vậy người bệnh cần nắm một số kiến thức cơ bản về bệnh để có cách xử lý kịp thời, tránh trường hợp để bệnh quá nặng thì mới tiến hành chữa trị.
Theo Khoe.online tổng hợp