Viêm da cơ địa ở người lớn nên điều trị như thế nào?

Tác giả: huong

Bệnh viêm da cơ địa xuất hiện do các ảnh hưởng từ môi trường, thói quen sinh hoạt, di truyền hoặc do mắc phải loại bệnh da liễu vì kích ứng với một số thành phần có trong môi trường. Viêm da cơ địa ở người lớn nên điều trị như thế nào để nhanh khỏi?

Viêm da cơ địa ở người lớn
Viêm da cơ địa ở người lớn xuất hiện do các phản ứng da liễu với một số thành phần lạ

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở người lớn?

Có nhiều nguyên nhân tác động gây ra chứng viêm da ở người lớn, có thể kể đến:

– Làn da gặp phản ứng với các loại hóa chất, mỹ phẩm, thành phần hóa học có trong thuốc bôi, kem dưỡng, vật dụng trong áo quần…

– Ảnh hưởng từ các thực phẩm sử dụng hằng ngày gây ra kích ứng do cơ địa nhạy cảm như trứng, thịt bò, hải sản…

– Ảnh hưởng của các loại vi khuẩn, bụi bẩn có trong môi trường, thời tiết hanh khô, ẩm thấp, nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm khuẩn da.

Dấu hiệu nhận biết khi người lớn bị viêm da cơ địa

Tùy theo mức độ bị viêm da cơ địa là nặng hay nhẹ mà các biểu hiện cũng rất đa dạng, có thể chỉ ở mức da chuyển sắc tố, khô sạm nhẹ… nhưng cũng có thể bong tróc nhiều, chuyển đỏ, gây rát, ngứa.

Các triệu chứng viêm da cơ địa thể hiện qua từng giai đoạn:

Giai đoạn khởi phát:

– Nổi các mảng đỏ lan rộng trên da, không có ranh giới rõ ràng.

– Ngứa ngáy, kèm theo cảm giác bứt rứt, khó chịu.

Giai đoạn cấp tính:

Viêm da cơ địa ở người lớn
Biểu hiện viêm da cơ địa ban đầu thường xuất hiện ở tay

– Xuất hiện các đám ban đỏ hình tròn.

– Da bong tróc.

– Bề mặt có các nốt mụn nước li ti, lan rộng, có dịch tiết ra.

– Xung quanh vết ngứa phù nề, có nhiều dịch viêm, chảy dịch.

– Ngứa ngáy gây khó ngủ, mất ngủ. Gãi nhiều có thể dẫn đến trầy xước, nhiễm khuẩn.

Giai đoạn mãn tính:

– Đám ban đỏ chuyển sần, dày sừn, bong vảy nhiều, làm rối loạn các sắc tố da.

– Gãi nhiều có thể khiến lớp da dày sừng hơn, tróc da, sưng phù, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy.

– Người lớn mắc bệnh thường xuất hiện các triệu chứng này ở tay, chân.

Chăm sóc, điều trị viêm da cơ địa ở người lớn

Ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường trên da nên khám và điều trị càng sớm càng tốt, để ngăn chặn những tổn thương lan rộng có thể dẫn đến bệnh mãn tính.

Có 3 phương pháp chính được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân viêm da cơ địa:

Chăm sóc da

– Hạn chế tiếp xúc da với các thành phần hóa học, mỹ phẩm, sản phẩm có chứa các chất kích ứng da… có thể khiến tình trạng làn da trở nên trầm trọng hơn.

– Nên sử dụng lọa à phòng ít bị khử mỡ, có độ pH trung tính để khả năng hồi phục làn da an toàn hơn.

– Hạn chế gãi nhiều để vết thương trên da được hồi phục hiệu quả, tránh dẫn đến nhiễm khuẩn, viêm nhiễm.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, làm sạch vùng da bị thương bằng nước muối sinh lý thường xuyên.

Hạn chế các nguy cơ gây kích ứng da

– Cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và môi trường sống xung quanh trong quá trình điều trị. Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giặt chăn mền thường xuyên để hạn chế độ ẩm trong nhà.

– Giặt sạch quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ chất formaldehyde và các loại hóa chất có từ trong quá trình sản xuất có thể bám lên da gây kích ứng.

– Không nên chọn các loại trang phục có chất vải bằng nilon, đồ len, không thấm hút mồ hôi tốt, dễ gây ngứa, kích ứng da.

Điều trị bằng các loại thuốc chống viêm

– Bệnh nhân cần được tư vấn của các bác sĩ để sử dụng loại thuốc chống viêm phù hợp. Có thẻ dùng glucocorticoid bôi tại chỗ ngứa hay các loại kem fluticasone, betamethasone, clobetasone 2 lần mỗi ngày. Tuy vậy cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này.

– Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể được sử dụng thêm thuốc kháng sinh histamin đễ giảm ngứa, hạn chế cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong thời gian điều trị.

Phòng tránh viêm da cơ địa ở người lớn

Người lớn đa số thường có các biểu hiện viêm da cơ địa nhẹ hơn trẻ nhỏ. Tuy vậy vẫn có không ít trường hợp nhiễm viêm da cơ địa nghiêm trọng và chỉ điều trị khi bệnh chuyển biến nặng, để ngăn ngừa nguy cơ bị viêm da cơ địa cần đảm bảo những điều sau:

– Vệ sinh cơ thể thường xuyên mỗi ngày.

– Hạn chế tắm quá nước nóng mạnh để tránh tình trạng khô, nẻ da có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm hập.

– Khi tiếp xúc với các hóa chất như nước rửa chén, bột giặt, thuốc tẩy nên sử dụng găng tay để tránh tổn thương lên da.

– Chọn các loại vải mềm mịn, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt cho quần áo, chăn mền, đặc biệt là cho trẻ nhỏ để làn da cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.

Viêm da cơ địa ở người lớn nếu nhận biết sớm và điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ hạn chế được nguy cơ chuyển bệnh mãn tính, cũng như khả năng tổn thương sâu trong da.

Theo khoe.online tổng hợp