Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Tác giả: uyennguyen

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không là một phương pháp chữa trị dân gian bằng thảo dược có tính an toàn và hiệu quả cao, ít tác dụng phụ và đặc biệt là không tốn quá nhiều chi phí.

Viêm da cơ địa là gì?

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken. Đây là một loại bệnh phổ biến ở trẻ em, một số ít gặp phải ở người lớn với triệu chứng điển hình là vùng da tổn thương khô đi kèm với ngứa, bệnh không kịp thời điều trị rất dễ dẫn đến bội nhiễm vi trùng.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Bệnh viêm da cơ địa có triệu chứng điển hình là vùng da tổn thương khô đi kèm với ngứa

Các tác nhân gây bệnh viêm da cơ địa có thể là do các yếu tố di truyền, tiền sử người trong gia đình đã mắc phải viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn, do thời tiết hanh khô, sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm, thuốc. Viêm da cơ địa có diễn biến nặng thường rất khó để điều trị dứt điểm, do đó phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị có vai trò hết sức quan trọng.

Công dụng của lá trầu không

Trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hắc, có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, trừ phong hiệu quả vì thế trong dân gian nó ví như một loại thảo dược chữa được bách bệnh. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá trầu không chỉ có thể chữa viêm da cơ địa mà nó còn có thể chữa các bệnh ngoài da khác như bệnh á sừng, bệnh vảy nến, viêm da…Sau đây là một số công dụng tuyệt vời của lá trầu không mà bạn nên biết:

– Giảm đau, kháng khuẩn, sát trùng cao

Ước lượng trong 100 gam lá trầu không có khoảng 2.4% tinh dầu cùng nhiều hoạt tính kháng khuẩn mạnh như poly-phenol, ức chế nhiều chủng loại vi khuẩn gây hại như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli…cũng như các chủng loại nấm. Ngoài ra, lá trầu không có khả năng giảm đau nhanh chóng tại các vết trầy xướt, vùng da sưng viêm.

– Hỗ trợ tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, chữa trào ngược dạ dày, táo bón

Các chất chống oxy hóa trong lá trầu không giúp cân bằng độ PH trong dạ dày, kích thích sự tuần hoàn của đường ruột để hấp thụ các dưỡng chất, vitamin từ thức ăn tốt hơn cũng như cơ vòng để loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể. Với bệnh táo bón, để điều trị bạn chỉ cần giã nát một ít lá trầu không, lấy nước uống hoặc băm nát lá rồi cho nước đun sôi để nguội vào để qua đêm và uống vào sáng hôm sau. Lưu ý để tăng cường hiệu quả trị bệnh bạn nên uống lúc đói nhé.

– Trị hôi miệng

Vì có tính sát khuẩn cao nên lá trầu không có thể giúp đánh bay mùi hôi miệng cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng. Do đó bạn có thể đun sôi lá trầu không rồi lọc lấy nước và dùng mỗi ngày để giữ vệ sinh răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

– Trị các bệnh về hô hấp như ho, viêm phế quản

Lá trầu không có tác dụng chữa ho, viêm phế quản khá hiệu quả vì có các hoạt chất kháng sinh cao không chỉ làm tan đờm mà còn có thể hạn chế tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Khi chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá trầu không người bệnh nên chọn những lá trầu không không già, không có các sinh vật trú ngụ. Trước khi sử dụng nên sửa sạch, ngâm bằng nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút để loại bỏ các vi khuẩn trên lá.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Hiện nay có 2 phương pháp chữa viêm da từ lá trầu không phổ biến như dùng làm thuốc bôi và tắm bằng lá trầu không. Cụ thể như sau:

– Dùng làm thuốc bôi: Để thực hiện cách này, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da nhiễm bệnh rồi dùng vài lá trầu không tươi, rửa sạch, vò nát chà xát nhẹ nhàng lên chổ da viêm. Ngoài ra còn có một cách khác nữa là giã nát lá trầu không, hãm với nước sôi như hãm chè, chắt lấy nước cốt rồi dùng vải khô thấm nước cốt đó bôi lên vùng da bị bệnh. Thực hiện liên tục trong vài lần trong tuần sẽ giúp khắc phục được những triệu chứng của bệnh hiệu quả và giúp vết thương mau lành hơn.

– Sử dụng lá trầu không để tắm: Trong phương pháp này, người bệnh có thể có thể sử dụng được cả lá trầu không tươi hoặc khô. Tuy nhiên tốt nhất là nên dùng lá trầu không đem phơi khô sẽ có hiệu quả chữa bệnh hơn. Tương tự như dùng trầu không làm thuốc bôi, lá trước khi làm thuốc chữa bệnh cần được rửa sạch, ngâm nước muỗi loãng, sau đó để ráo nước rồi đem phơi khô. Sau khi lá trầu không đã khô thì lấy khoảng 5-7 lá đem cho vào nước và đun sôi kĩ, có thể cho thêm một ít muối hột rồi lấy dung dịch đó phã loãng với nước để tắm. Trường hợp dùng lá trầu không để tắm thì bạn cần thái nhỏ lá ra rồi cho vào nôi đun sôi, đợi cho đến khi nước còn ấm ấm, vò nát lá trầu không rồi lọc lấy nước cốt pha loãng với nước sạch và tắm.

Trên đây là một số công dụng và các phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không. Bạn có thể tham khảo và áp dụng các liệu pháp này trong chữa viêm da để rút ngắn thời gian điều trị cũng như giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Chúc bạn sống khỏe mỗi ngày!

Theo Khoe.online tổng hợp