Bị chóng mặt sau sinh có nguy hiểm?

Tác giả: huong

Nhiều bà mẹ sau sinh cho biết thường gặp phải hiện tượng chóng mặt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn khiến việc chăm sóc con nhỏ trở nên khó khăn, áp lực hơn. Không ít người cho biết điều này khiến họ dẫn đến trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực. Bị chóng mặt sau sinh là do đâu? Nên làm gì để giảm thiểu triệu chứng này?

chóng mặt sau sinh

Nguyên nhân gây chóng mặt sau sinh

Hầu hết các bà mẹ sau khi sinh con từ 2-3 tháng đều gặp phải hiện tượng chóng mặt sau sinh dù đã kiêng cữ rất cẩn thận, không hoạt động nhiều để hạn chế bị cảm cúm… Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng chóng mặt sau sinh, cụ thể là do mắc phải các chứng bệnh sau:

Rối loạn tiền đình sau sinh

– Quá sức do thiếu ngủ, chăm sóc con nhỏ không được nghỉ ngơi.

– Suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, stress.

Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, thiếu chất xơ, dư thừa chất béo, chất đạm.

Đau đầu đông (Hậu Sản thống phong)

– Ảnh hưởng từ quá trình sinh nở, tổn hao khí huyết gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên.

– Stress sau sinh, áp lực chăm sóc con nhỏ.

– Mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài.

– Thay đổi lượng hormone, mất cân bằng hormone trước và sau khi sinh.

Thiếu máu sau sinh

Do người mẹ có thể bị băng huyết, tai nạn hậu sản sau sinh hoặc do bong tróc các lớp tế bào niêm mạc tử cung, khiến người mẹ chảy máu nhiều sau sinh, dẫn đến tình trạng thiếu máu, lượng hồng cầu trong máu giảm, sắc tố giảm, khiến  cơ thể suy nhược chưa kịp phục hồi.

Huyết áp thấp

Ở một số nữ giới có đặc điểm bị huyết áp thấp nhưng không xuất hiện quá rõ rệt. Sau sinh do cơ thể mất đi một lượng máu ở quá trình sinh nở và sau hậu sản, khiến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể giảm dần. Kéo theo đó là tình trạng huyết áp thấp, não và các bộ phận trong cơ thể bị thiếu hụt oxy, chất dinh dưỡng cần thiết… dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt nhiều.

Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc

Những trường hợp thai phụ sinh mổ, việc sử dụng thuốc tê cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, không quá nghiêm trọng nhưng sẽ khiến các bà mẹ bị hoa mắt, chóng mặt từ 3-4 ngày sau khi sinh.

Bị chóng mặt sau sinh nên làm gì?

Từ những nguyên nhân kể trên, giải pháp điều trị tốt nhất là cải thiện lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để cơ thể phục hồi hiệu quả, cải thiện thể lực sau kì sinh nở.

Lối sống sinh hoạt

Sau khi sinh do phải chăm sóc con nhỏ nên cuộc sống thường trở nên bận rộn hơn. Chính vì vậy người mẹ cũng thường rơi vào tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể, căng thẳng do áp lực chăm sóc con nhỏ.

Cần đảm bảo giữ tinh thần luôn được thoải mái, xử lý việc chăm sóc gia đình theo chiều hướng tích cực, nhờ đến sự trợ giúp của người thân, chia sẻ, tâm sự nhiều hơn để giải tỏa nỗi lo.

Nên dành khoảng thời gian luyện tập thể dục để cơ thể phục hồi hiệu quả, giúp tinh thần sảng khoái, giảm thiểu stress hiệu quả, cải thiện hoạt động của các hệ cơ quan cũng như giúp cơ thể lấy lại vóc dáng nhanh chóng hơn.

chóng mặt sau sinh
Chia sẻ với người thân trong gia đình để cải thiện nỗi lo về mặt sức khỏe sau sinh nở

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Không thể bỏ qua yếu tố dinh dưỡng khi chăm sóc sức khỏe cơ thể. Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học hơn để đảm bảo nguồn sữa tốt cho trẻ cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Chế độ dinh dưỡng nên hạn chế chất béo, chỉ được bổ sung dưới 30% chất béo trong chế độ ăn hằng ngày, hạn chế dùng thịt đỏ, bơ, sữa. Đồng thời tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả, trái cây để tăng cường vitamin, dưỡng chất cần thiết. Những thực phẩm, thành phần tốt cho phụ nữ sau sinh là: dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, gạo lức, các loại đậu… cũng như các thực phẩm có khả năng giảm mỡ nhanh như là gừng, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà…

Chóng mặt, buồn nôn sau sinh bao lâu thì khỏi?

Tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu sau sinh thường do những nguyên nhân cơ bản trên đây gây ra. Tùy theo giải pháp điều trị, điều chỉnh lối sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hiệu quả, kịp thời mà triệu chứng sẽ giảm nhanh hoặc chậm.

Nhìn chung do cơ thể suy yếu sau khi sinh, thiếu máu mà dẫn đến tình trạng này, bồi bổ kịp thời, bổ sung đúng dưỡng chất cần thiết thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ được tốt hơn.

Chóng mặt sau sinh không phải là hiện tượng đáng lo ngại và sẽ thuyên giảm dần sau vài tháng sau khi sinh. Cách tốt nhất là nên bồi bổ cơ thể đúng cách, xây dựng lối sống sinh hoạt điều độ, dành thời gian luyện tập thể dục để cơ thể phục hồi hiệu quả hơn.

Theo khoe.online tổng hợp