Bật mí chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Tác giả: admin
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bào thai. Thời điểm 3 tháng cuối là lúc thai nhi phát triển nhanh chất cả về thể chất lẫn trí não. Dưới đây những dưỡng chất có trong thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con khỏe mạnh chào đời, tăng cân hiệu quả.
1. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Theo các chuyên gia, sự phát triển của bào thai từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của mẹ bầu. Có không ít trường hợp thai nhi chào đời có cân nặng rất thấp so với mức chuẩn đến từ việc thiếu năng lượng, vi chất dinh dưỡng từ mẹ.
Phụ nữ mang thai có đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp con không bị suy dinh dưỡng, thấp còi
Nguyên nhân chính là do khoảng thời gian trong bụng mẹ, nguồn dinh dưỡng duy nhất mà thai nhi có được là từ mẹ cung cấp. Những thực phẩm mẹ đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng theo máu chuyển đến nuôi thai nhi phát triển. Thêm vào đó, chỉ khi được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng thai phụ mới có sức khỏe đề kháng tốt, hạn chế khả năng nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai. Từ đó, mẹ sẽ có đủ sức để sinh con, phục hồi cơ thể nhanh chóng sau sinh và tiết đủ sữa cho con bú.
>> Xem thêm: Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
2. Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?
Chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và đầy đủ chất sẽ giúp bé hạn chế tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất lẫn tinh thần trong tương lai. Thế nhưng, nếu như mẹ bầu bổ sung sai cách ăn quá nhiều so với nhu cầu khuyến nghị sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng và tích tụ lại trong cơ thể. Hậu quả mẹ tăng cân, tích trữ nhiều chất béo trong người. Đồng thời, đây còn được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các bệnh lý liên quan tim mạch, đột quỵ hoặc trầm cảm sau sinh.
So với hai giai đoạn tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 2 thì ở giai đoạn 3 tháng cuối này nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, cụ thể:
- Năng lượng: tăng thêm 475 Kcal/ngày.
- Protein: tăng 18g/ngày.
- Chất béo: Phụ nữ có thai cần lipid ở mức cao hơn bình thường, chúng chiếm 20 – 25% tổng số năng lượng (60g chất béo/ngày).
- Nhóm vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày).
- Khoáng chất thiết yếu: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 – 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), Kẽm …
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong 3 tháng cuối tăng cao so với bình thường
Chính vì thế, để giúp bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt sản phụ cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng thời kỳ mang thai. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được sinh ra đầy đủ dưỡng chất sẽ có chỉ số IQ cao hơn trẻ suy dinh dưỡng thiếu chất. Mặc dù trí thông minh còn ảnh hưởng bởi gen di truyền nhưng dinh dưỡng đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong sự phát triển nhận thức, tiếp thu kiến thức của bé.
3. 7 thực phẩm bà bầu nên ưu tiên bổ sung vào ba tháng cuối
– Thực phẩm giàu chất đạm
Đạm là nguồn chất cần thiết để cấu tạo hoàn chỉnh bào thai, nhau thai, mô cơ thể người mẹ. Các axit amin có trong thực phẩm giàu protein như trứng, chuối, cải bó xôi, thịt, cá hồi, sữa, các loại đậu sẽ cung cấp cho mẹ khoảng 75 – 10g đạm theo chuẩn khuyến nghị.
– Thực phẩm giàu chất béo
Để xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi hoàn thiện, chất béo là dưỡng chất không thể bỏ qua. Không chỉ vậy, chất béo còn cung cấp năng lượng và cho khả năng hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu cho mẹ. Mẹ bầu nên sử dụng cả axit béo no và không no. Trong đó, axit béo no có nhiều trong mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ nhưng tránh dùng quá 10% năng lượng cho khẩu phần ăn để không bị tăng cân quá mức. Để cung cấp nhiều axit béo không no cần tăng cường sử dụng dầu thực vật như dầu nành, dầu đậu phộng, dầu mè, mỡ cá.
Hàm lượng DHA rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi
– Thực phẩm giàu canxi
Trong 3 tháng cuối thai kỳ nên ưu tiên bổ sung hàm lượng canxi để hỗ trợ sự phát triển hệ cơ xương và bộ răng của bé. Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai cần hàng ngày là 1000mg/ngày. Thế nên, hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn hàng ngày như sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt gà, hải sản, súp lơ xanh, đậu phụ.
– Thực phẩm giàu sắt
Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh, bà bầu cần bổ sung thêm lượng sắt trong ba tháng cuối của thai kỳ. Ở giai đoạn này, mẹ nên bổ sung lượng sắt khoảng 27mg/ngày như thịt bò, thịt gà, gan động vật, bông cải xanh, các loại đậu…
>> Xem thêm: Thiếu máu làm thế nào để hạn chế xuất hiện
– Thực phẩm giàu axit folic
Thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai dễ gây ra thiếu máu dinh dưỡng hồng cầu và tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tốt nhất, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm dồi dào axit folic như rau có màu xanh đậm (súp lơ xanh, rau bina), măng tây, rau mầm, bắp cải, đậu xanh, đậu đỏ để chắc chắn nhận được ít nhất 600 – 800mg/ngày.
– Thực phẩm giàu vitamin A
Hầu hết, cơ thể mẹ cần có lượng lớn vitamin A dự trữ đủ để cung cấp cho con và tăng cường đề kháng cho mẹ. Khi mang thai, nhu cầu vitamin A của bà bầu cao hơn so với bình thường 800µg/ngày. Vitamin A được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng, cà rốt, bí đỏ, dưa hấu, cà chua, gấc…
Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường thị lực, chức năng miễn dịch và sức khỏe sinh sản
– Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất quan trọng góp phần cấu tạo xương và hấp thu canxi, phốt pho. Thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, co giật do hạ calci máu. Bên cạnh nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể (80%) từ sự tổng hợp ánh sáng mặt trời thì mẹ có thể bổ sung bằng các thực phẩm như trứng, bơ, sữa, các loại cá béo.
>> Xem thêm: Sữa bầu nào tốt và dễ uống?
4. Đâu là thực phẩm cần tránh trong 3 tháng cuối thai kỳ?
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng bà bầu cần bổ sung vào 3 tháng cuối thai kỳ để cung cấp đủ chất cho cả mẹ và bé thì cần lưu ý một số loại thực phẩm nên tránh sử dụng khi mang thai. Nếu như dung nạp các thực phẩm không có lợi thì chứng ợ nóng, phù nề, mệt mỏi, táo bón thường gặp trong thai kỳ sẽ trở nên tồi tệ hơn.
- Thực phẩm cay, chứa nhiều chất béo: Các loại gia vị cay nóng và thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng triệu chứng ợ nóng. Nên tránh ăn những đồ chiên rán vào buổi tối vì chúng rất khó tiêu hóa và làm cản trở giấc ngủ của bạn.
- Thực phẩm giàu natri: Phụ nữ mang thai cần tránh ăn khoai tây chiên, dưa chua, nước sốt, thực phẩm đóng hộp vì những thực phẩm này đều chứa lượng natri cao có thể làm sưng chân tay và đầy hơi.
- Đồ uống có gas và caffeine: Cà phê, trà và nước ngọt có gas là thức uống cần tránh hoàn toàn khi mang thai vì nó không chỉ gây ra táo bón mà còn không chứa bất cứ dưỡng chất nào.
- Đồ ăn vặt: Thời điểm mang thai bà bầu có thể thèm ăn bánh ngọt, gà rán hay hamburger, tuy nhiên những đồ ăn vặt này sẽ làm đầy bụng, khó tiêu cũng như tăng cân quá mức. Tốt nhất, nên lựa chọn những thức ăn nhẹ như bánh mì, các loại hạt đậu…
Đồ ăn chứa nhiều chất ngọt nhân tạo không tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi
Bổ sung nguồn dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ vừa giúp con có đầy đủ chất để phát triển khỏe mạnh vừa giúp mẹ có đủ sức khỏe để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý và hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến cơ thể để xây dựng được chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh nhé.
Nguồn: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/bau-3-thang-cuoi-an-gi-de-vao-con