Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và cách để nhận biết

Tác giả: Nguyễn Huy

Thoát vị đĩa đệm là một quá trình tiến triển âm thầm, làm ảnh hưởng đến cột sống và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Việc nhận biết sớm các giai đoạn thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh chủ động điều trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở giai đoạn muộn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những giai đoạn của thoát vị đĩa đệm và cách điều trị hiệu quả, đừng bỏ qua nhé.

1. Tìm hiểu 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm bao gồm 4 mức độ từ nhẹ đến nặng. Hiểu rõ các mức độ thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bạn nắm bắt tình trạng bệnh của mình và có hướng can thiệp phù hợp.

1.1. Giai đoạn 1 – Thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm là giai đoạn đầu tiên của quá trình thoát vị, khi đĩa đệm bắt đầu mất nước và độ đàn hồi bị suy giảm, dẫn đến các vòng sợi bên ngoài bị suy yếu. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa cảm nhận rõ các triệu chứng, hoặc chỉ thấy đau nhẹ vùng lưng khi vận động mạnh. 

1.2. Giai đoạn 2 – Phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm xảy ra khi bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị suy yếu và lồi ra khỏi vị trí bình thường, nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm bên trong bao xơ. Người bệnh có thể cảm thấy đau lưng âm ỉ, cơn đau lan xuống mông và chân, đặc biệt khi ngồi lâu hoặc đứng nhiều. Tuy nhiên, ở giai đoạn bị thoát vị đĩa đệm này, các triệu chứng còn nhẹ và dễ bị bỏ qua.

1.3. Giai đoạn 3 – Thoát vị đĩa đệm

Lúc này nhân nhầy đã thoát ra khỏi bao xơ và chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống. Người bệnh sẽ trải qua những cơn đau lưng dữ dội, lan xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa, gây tê bì, yếu cơ ở chân và bàn chân. Cơn đau thường tăng lên khi ho, hắt hơi hoặc vận động cột sống.

1.4. Giai đoạn 4 – Thoát vị có mảnh rời

Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là mức độ nghiêm trọng nhất, khi một phần nhân nhầy bị tách rời hoàn toàn khỏi đĩa đệm và di chuyển tự do trong ống sống. Người bệnh sẽ bị đau nhức dữ dội, mất cảm giác ở chân, rối loạn đại tiểu tiện, thậm chí có thể bị liệt nếu không điều trị kịp thời. 

các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm mà bạn cần biết. 

2. Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống như:.

  • Yếu cơ, teo cơ: Chèn ép thần kinh kéo dài có thể dẫn đến yếu cơ ở chân, bàn chân, lâu dần gây teo cơ, làm giảm khả năng vận động.
  • Đau thần kinh mãn tính: Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể trở thành mãn tính, kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm lý và khả năng làm việc của người bệnh.
  • Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Thoát vị đĩa đệm nặng có thể gây mất kiểm soát đại tiểu tiện do tổn thương thần kinh chi phối chức năng này.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, xảy ra khi thoát vị đĩa đệm chèn ép nghiêm trọng vào các dây thần kinh vùng đuôi ngựa, gây rối loạn chức năng bàng quang, ruột, mất cảm giác vùng đáy chậu và liệt hai chân.
Khi nào nên khám thoát vị đĩa đệm? Các lưu ý cần biết

Sức khỏe cột sống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì khả năng vận động linh hoạt và chất lượng cuộc sống. Khám thoát vị đĩa đệm sớm giúp phát hiện và can thiệp kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh…

3. Làm thế nào để điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả?

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cần dựa trên giai đoạn thoát vị đĩa đệm và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau giúp giảm đau, phục hồi chức năng vận động và ngăn ngừa biến chứng mà bạn có thể tham khảo.

3.1. Dùng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến trong các giai đoạn thoát vị đĩa đệm nhẹ và trung bình. Những loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giãn cơ và vitamin nhóm B. Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm, nhưng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bệnh.

3.2. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là phương pháp điều trị bảo tồn, tập trung vào việc nắn chỉnh nhẹ nhàng cột sống để giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh. Đây là giải pháp an toàn, không dùng thuốc, không xâm lấn sâu giúp giảm đau tự nhiên, cải thiện chức năng vận động và kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Chiropractic đặc biệt hiệu quả trong điều trị các mức độ thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến trung bình.

các mức độ thoát vị đĩa đệm

Chiropractic là phương pháp trị thoát vị đĩa đệm cho hiệu quả cao, duy trì lâu dài và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

3.3. Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Các bài tập luyện sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp vùng lưng và bụng, cải thiện sự linh hoạt của cột sống, giảm đau và ngăn ngừa tái phát. Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tối ưu.

3.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm nặng, khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, hoặc khi có các biến chứng nguy hiểm như hội chứng chùm đuôi ngựa, yếu liệt chi. Phẫu thuật giúp loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh, giảm đau nhức. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định (nhiễm trùng, nguy cơ tái phát cao,…) và cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Tóm lại, hiểu rõ các giai đoạn thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bạn sớm nhận biết dấu hiệu bất thường và có cách điều trị phù hợp. Từ đó kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Hãy chủ động thăm khám bác sĩ nếu có dấu hiệu đau lưng hoặc các triệu chứng nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nhé.