Thoát vị đĩa đệm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Tác giả: Phan Duong

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh xương khớp phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất cứ độ tuổi nào. Hơn nữa, thoát vị đĩa đệm còn gây nên nhiều bất tiện, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì, nguyên nhân do đâu và có những biểu hiện ra sao?

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, có vỏ bao bọc bên ngoài và bên trong là nhân nhầy. Đĩa đệm có vai trò là chịu áp lực của cột sống, từ đó khiến cột sống trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn, đồng thời giúp các đốt xương không bị va chạm vào nhau.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm chệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây nên các cơn đau nhức và tê bì khó chịu cho người bệnh.

thoát vị đĩa đệm là gì
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng là tình trạng đau xương khớp khá phổ biến

2. Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm, bạn sẽ gặp phải những biểu hiện như sau:

Tê bì: Việc nhân nhầy chèn ép dây thần kinh sẽ gây nên cơn tê bì từ vùng cổ sau, vùng thắt lưng rồi lan xuống mông, đùi và gót chân. Dấu hiệu tê bì này khiến người bệnh cảm thấy như bị kiến bò trong người.

Đau nhức: Khi bị thoát vị đĩa đệm, vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay sẽ có cảm giác đau nhức, có thể là đau âm ỉ rồi dần dần trở nên đau dữ dội hơn. Hơn nữa nếu vận động mạnh thì sẽ càng đau, còn nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm xuống.

Yếu cơ, bại liệt: Lúc này người bệnh sẽ khó có thể đi lại như bình thường, hai chân sẽ bị teo cơ, liệt các chi và phải ngồi xe lăn. Dấu hiệu này thường xuất hiện khi bệnh đã nghiêm trọng hơn, phải mất một thời gian dài mới phát hiện ra được.

Hơn nữa, nếu có những triệu chứng sau đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và chẩn đoán:

  • Són tiểu hoặc bí tiểu.
  • Đau nhức, tê bì, yếu cơ trở nặng hơn, gây khó khăn trong sinh hoạt.
  • Mất cảm giác ở vùng bắp đùi trong, phía sau chân và xung quanh vùng hậu môn.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? TOP 4 cách chữa phổ biến

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu như bạn chủ động gặp bác sĩ sớm và tuân theo phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 4 cách chữa thoát vị…

3. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe như:

Hội chứng đuôi ngựa: Hội chứng này do rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, làm cho việc đi đại tiện không kiểm soát được.

Rối loạn cơ vòng: Lúc này cơ thể sẽ bị bí tiểu, nước tiểu chảy ra thụ động hoặc đái dầm dề.

Liệt nửa người hoặc liệt cả người: Biến chứng này do nhân nhầy lọt vào ống sống, chèn ép dây thần kinh và làm hẹp khoang sống.

Các chi bị teo nhanh chóng: Việc không thể vận động trong một thời gian dài khiến tay chân bị teo nhỏ lại và mất khả năng vận động.

Rối loạn cảm giác: Vì các dây thần kinh bị tổn thương nên vùng da có các rễ thần kinh này sẽ có dấu hiệu nóng lạnh bất thường hoặc mất đi cảm giác.

biến chứng thoát vị đĩa đệm
Tàn phế là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm

>> Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Xem ngay video để tìm hiểu rõ hơn!

4. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Những nguyên nhân khiến người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có thể kể đến gồm:

Di truyền: Nếu bạn có người thân trong gia đình bị thoát vị đĩa đệm thì khả năng mắc phải bệnh sẽ cao hơn so với những người khác.

Độ tuổi: Khi càng lớn tuổi thì cơ thể cũng sẽ bị lão hóa dần, dẫn đến hệ thống xương khớp cũng suy yếu đi, điển hình là đĩa đệm hoạt động không còn được trơn tru và hiệu quả nữa và gây ra thoát vị đĩa đệm.

Chấn thương: Những chấn thương từ những va chạm mạnh như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao,.. sẽ tác động đến đĩa đệm và xương khớp, gây thoát vị đĩa đệm.

Bệnh lý về xương khớp: Những bệnh như thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống, gù lưng,… đều có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Đặc tính công việc: Với những công việc nặng nhọc hoặc phải sử dụng một tư thế trong thời gian dài khiến cho cột sống bị thoái hóa nhanh hơn và ảnh hưởng tới đĩa đệm.

Béo phì, thừa cân: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây nên chèn ép cho các khớp xương, lâu dần những khớp xương này cũng yếu đi và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Thói quen sinh hoạt không tốt: Những thói quen như kẹp điện thoại vào vai để nói chuyện, ngồi sai tư thế hoặc cúi đầu khi xem điện thoại cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới đĩa đệm.

5. Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm

Hiện nay có rất nhiều cách chữa trị thoát vị đĩa đệm, cụ thể gồm những phương pháp sau:

Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc tiêm corticoid để giảm đau nhức và những triệu chứng khó chịu khác của bệnh. Tuy nhiên, cách này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, nếu lạm dụng sẽ khiến cho cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.

Điểm mặt tác dụng phụ của thuốc xương khớp, tai hại khôn lường

Tác dụng phụ của thuốc xương khớp gây ra cho người bệnh không hề nhỏ, nhiều trường hợp đã phải nhập viện trong tình trạng viêm, loét dạ dày, suy tim đột ngột. Thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam cho hay, tỉ lệ người mắc các chứng…

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): Đây là một phương pháp chữa trị được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng nhờ vào những tính chất như an toàn, hiệu quả lâu dài, không cần dùng thuốc, không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dùng tay để nắn chỉnh những đốt sống sai lệch về lại vị trí ban đầu, từ đó giải phóng sự chèn ép rễ thần kinh và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Duy trì dùng phương pháp này sẽ giúp cơn đau nhức giảm dần đi và hạn chế khả năng tái phát bệnh trở lại.

>> Tìm hiểu: Phương pháp Chiropractic: Nguồn gốc, nguyên lý hoạt động và độ an toàn

cách chữa thoát vị đĩa đệm
Ngoài trị liệu thần kinh cột sống, bác sĩ cũng sẽ kết hợp thêm vật lý trị liệu cho từng tình trạng bệnh nhằm tối ưu quá trình chữa trị thoát vị đĩa đệm

Massage: Phương pháp này giúp giãn cơ, giảm đau, hạn chế thoái hóa và hồi phục chức năng vận động nhờ vào thúc đẩy tuần hoàn và giải phóng sự chèn ép của rễ thần kinh. Từ đó người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau nhức và trở nên khỏe hơn. Khi dùng phương pháp này bạn nên tìm đến những phòng khám uy tín, bác sĩ có bằng cấp rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Phẫu thuật: Phẫu thuật là sự lựa chọn cuối cùng nếu những phương pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị hoặc bệnh nhân bị yếu cơ, không thể đi lại và mất kiểm soát cơ vòng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện cách này, ngoài ra phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, bệnh tái phát, thời gian phục hồi lâu,…

Với những chia sẻ trên về thoát vị đĩa đệm, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về bệnh và hiểu được tầm quan trọng của việc chữa trị đúng cách và kịp thời. Nếu bạn có những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và chữa trị nhé.