Vẹo cột sống là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Phan Duong

Vẹo cột sống là một tình trạng khá phổ biến hiện nay, có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, từ sơ sinh đến lúc trưởng thành. Chứng dị tật ở cột sống này không chỉ gây mất thẩm mỹ về ngoại hình mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cơ thể, chiều cao, khả năng vận động cũng như để lại những biến chứng lâu dài như biến dạng khung ngực, khung chậu, ảnh hưởng tim, phổi. 

Tuy nhiên chứng bệnh này có thể được ngăn chặn nếu chúng ta điều trị kịp thời lúc tuổi còn nhỏ. Vì vậy, bạn nên nắm vững kiến thức về vẹo cột sống, nguyên nhân và triệu chứng, từ đó xác định được phương hướng điều trị.

1. Tổng quan bệnh vẹo cột sống

Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên phải hay trái của xương sống thẳng, hoặc xoay phức tạp. Dị tật cột sống này là bệnh lý phổ biến ở trẻ, thường khởi phát ở độ tuổi 8-10 tuổi. Biến dạng cột sống tiến triển nhất nhanh ở tuổi dậy thì, từ 12-14 tuổi ở bé gái và 13 đến 15 tuổi ở các bé trai.

vẹo cột sống là gì
Tỷ lệ mắc bệnh vẹo cột sống thường xảy ra nhiều ở các bé gái độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi

2. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống

Mỗi loại cong vẹo cột sống khác nhau sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

Vẹo cột sống vô căn không rõ nguyên nhân nhưng có xu hướng di truyền trong gia đình.

Vẹo cột sống bẩm sinh phát triển ở giai đoạn đầu của thai kỳ khi bào thai phát triển quá nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ, dẫn đến bào thai bị chèn ép làm cho xương sống bị cong vẹo. Trong một số trường hợp, tại thời điểm sinh nở, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống của đứa bé.

Vẹo cột sống thần kinh là một tác dụng phụ thường gặp của các bệnh như bại não, nứt đốt sống hoặc chứng loạn dưỡng cơ. Trẻ em mắc các chứng này thường có cơ bắp kém phát triển. Do đó, các gai của chúng có thể bị cong từ bên này sang bên kia, đặc biệt là trong các giai đoạn tăng trưởng. Ngoài ra, các hội chứng ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp xung quanh cột sống, chẳng hạn như hội chứng Marfan và hội chứng Down, có thể dẫn đến chứng vẹo cột sống theo cách tương tự.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác gây cong vẹo cột sống ở trẻ em và thanh thiếu niên là:

  • Hình thành xương bất thường
  • Chấn thương tủy sống
  • Sự nhiễm trùng
  • Khối u cột sống
  • Sai tư thế trong sinh hoạt hằng ngày hoặc đeo ba lô nặng.
nguyên nhân cong vẹo cột sống
Trẻ nhỏ bị cong vẹo cột sống chủ yếu là do đeo cặp sách quá nặng và sinh hoạt sai tư thế

3. Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng vẹo cột sống

Thông thường, một đứa trẻ bị cong vẹo cột sống không gặp bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng, chỉ có cảm giác đau nhẹ ở vùng lưng dưới hoặc lưng giữa. Tuy nhiên, trẻ em lớn rất nhanh đồng nghĩa đường cong có thể phát triển và xấu đi rất nhanh.

Bệnh đau lưng ở người trẻ và những điều cần biết

Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh này cũng xuất hiện phổ biến ở giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng hay công nhân mang vác nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân gây…

Một số dấu hiệu nếu trẻ bị cong vẹo cột sống cha mẹ có thể quan sát thấy là:

  • Vai và eo mất cân xứng.
  • Khung xương chậu lệch sang một bên.
  • Đầu hơi nghiêng.
  • Hình dạng của khung xương sườn phía sau bị biến dạng, rõ nhất là khi người cúi gập người về phía trước.

4. Làm thế nào để chẩn đoán vẹo cột sống ở trẻ?

Hầu hết, để chẩn đoán liệu trẻ có đang bị vẹo cột sống hay không, các bác sĩ có thể sử dụng thử nghiệm uốn cong về phía trước. Kiểm tra này bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đứng với hai bàn chân với nhau và song song.
  • Bước 2: Đặt hai lòng bàn tay vào nhau và duỗi thẳng.
  • Bước 3: Cúi người về phía trước về phía bàn chân với các đầu ngón tay trỏ vào giữa các ngón chân cái.
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ kiểm tra hình dạng của lưng. Nếu một bên của lưng cao hơn 1cm so với bên còn lại, đó có thể là chứng vẹo cột sống.

Bên cạnh đó, nhằm giúp việc xác nhận chắc chắn hơn, trẻ có thể được yêu cầu một số xét nghiệm như sau:

  • Chụp X-quang: Đây là công cụ chính để chẩn đoán chứng vẹo cột sống, bằng cách đo mức độ cong của cột sống thông qua hình ảnh của các mô bên trong, xương và các cơ quan.
chẩn đoán vẹo cột sống
Chụp X-quang có thể chẩn đoán chứng vẹo cột sống và cho biết mức độ nghiêm trọng của độ cong cột sống
  • Chụp cộng hưởng từ: Thử nghiệm này sử dụng sự kết hợp của nam châm lớn và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Chụp cắt lớp: Thử nghiệm này sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể.

Tham khảo cách nhận biết sớm triệu chứng cong vẹo cột sống ở trẻ qua video sau:

5. Cách điều trị chứng vẹo cột sống

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của trẻ cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mục tiêu của điều trị là ngăn chặn đường cong trở nên tồi tệ hơn và ngăn ngừa biến dạng. Các phương pháp chữa vẹo cột sống phổ biến gồm:

5.1. Nẹp chỉnh hình

Chữa vẹo cột sống bằng nẹp hiện đại với các chỉnh hình có thể tháo rời là giải pháp thay thế cho việc bó bột cố định cột sống. Theo đó, nẹp sẽ tác dụng lực qua các xương sườn hoặc mô mềm của thân để giảm độ vẹo cột sống. Việc này góp phần giúp giảm thiểu sự tiến triển biến dạng cột sống khi bệnh nhân lớn lên.

Mặc dù vậy, không có gì đảm bảo sau khi ngừng điều trị bằng nẹp thì tình trạng giảm cong vẹo cột sống được duy trì. Song song đó, vì nẹp là một phương thức ngăn ngừa biến dạng bằng cách điều chỉnh sự phát triển, do đó nó không được khuyến nghị cho bệnh nhân trưởng thành về xương.

5.2. Chữa vẹo cột sống bằng phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được khuyến khích trong những trường hợp cong vẹo cột sống nghiêm trọng, khi các bác sĩ cho rằng đường cong có thể trở nên tồi tệ hơn, ngay cả khi trẻ đã ngừng phát triển. Nếu một đứa trẻ bị đau và chất lượng cuộc sống kém do vẹo cột sống, các bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật cột sống có thể có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, thậm chí là tê liệt chân vĩnh viễn và mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang – nếu tổn thương các dây thần kinh ở cột sống.

5.3. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là phương pháp điều trị cong vẹo cột sống tiên tiến, hiệu quả, được nhiều bệnh viện Hoa Kỳ và các nước phát triển áp dụng. Bằng việc sử dụng tay để tạo ra một lực chính xác, các bác sĩ thần kinh cột sống sẽ tác động vào các cấu trúc xương khớp bị sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên ban đầu.

Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ kết hợp giữa phương pháp Chiropractic, vật lý trị liệu cùng hệ thống máy móc theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ như thiết bị trị liệu vận động ATM2. Nhờ đó, giúp người bệnh duy trì tình trạng cột sống thẳng cũng như phục hồi chức năng vận động hiệu quả, an toàn.

Những điều bạn cần biết về vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một phương pháp giúp phòng ngừa cũng như điều trị và phục hồi các chức năng của cơ thể. Phương pháp này tuy không mới nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ hết tác dụng của nó. Cùng tìm hiểu…

chữa vẹo cột sống
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt cho từng trường hợp

Có cách nào giúp ngăn ngừa tình trạng cong vẹo cột sống không? Mời bạn xem video:

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin chung về chứng vẹo cột sống muốn chia sẻ đến bạn. Có thể nhận thấy, phát hiện sớm chứng vẹo cột sống là yếu tố quan trọng để việc điều trị diễn ra kịp thời và đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu không được điều trị, chứng vẹo cột sống có thể gây ra các vấn đề về chức năng tim và phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống về lâu dài.