Thoái hóa cột sống cổ nguyên nhân do đâu? Có cách phòng ngừa không?

Tác giả: Phan Duong

Thoái hóa cột sống cổ là một căn bệnh liên quan xương khớp phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nếu như trước đây, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi thì hiện nay dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau bệnh đang có xu hướng ngày một trẻ hóa. Tuy nhiên, người bệnh có thể chủ động phòng ngừa và điều trị thoái hóa đốt sống cổ nếu hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này.

1. Tổng quát về thoái hóa cột sống cổ

1.1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống cổ (hay thoái hóa đốt sống cổ) là tên gọi chỉ tình trạng bệnh lý ở các đốt sống cổ. Ban đầu bệnh khởi phát bằng dấu hiệu hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm rồi lan dần tới các bao hoạt dịch, dây chằng, sau đó kết thúc bằng hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ. Tình trạng thoái hóa có thể diễn ra tại bất cứ đốt sống nào, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tại các đốt C5 – C6 – C7.

thoái hóa cột sống cổ là gì
Thoái hóa đốt sống cổ chính là tình trạng đĩa đệm cột sống bị khô cứng do mất nước, bị viêm và không duy trì được độ căng phồng ban đầu

1.2. Đối tượng nào dễ bị đau cột sống cổ?

  • Người cao tuổi.
  • Người thường xuyên làm các công việc ở tư thế cúi xuống, vùng cổ thường xuyên phải cử động nhiều (nông dân, thợ cắt tóc, bác sĩ…),
  • Người duy trì một tư thế hoạt động trong thời gian dài (nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, thợ may…).
  • Người có tiền sử chấn thương vùng cổ.
  • Người hút thuốc lá nhiều.

2. Đi tìm nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Nhiều người cho rằng, tình trạng đĩa đệm, đốt sống bị suy thoái chính là hệ quả của quá trình lão hóa khiến các bộ phận trên cơ thể dần “xuống cấp”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành, thoái hóa cột sống cổ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh. Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ phổ biến là:

  • Hoạt động sai tư thế: Duy trì một tư thế làm việc quá lâu, ít vận động, đi lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cột sống cổ bị thoái hóa. Chưa kể, do tính chất nghề nghiệp, một số công việc đòi hỏi phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu… cũng là “tác nhân” gây thoái hóa cột sống.
nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ
Những người làm việc văn phòng sử dụng máy tính nhiều, ít vận động rất dễ mỏi các khớp cổ, về lâu dài các cấu trúc cổ bị sai lệch, mô xương bị biến đổi
  • Tuổi tác: Theo quy luật lão hóa tự nhiên, người trung niên từ 40 – 50 tuổi là đối tượng khó tránh khỏi nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cổ. Lúc này, lớp nhân đĩa đệm sẽ bị thất thoát một lượng nước và độ nhầy nhất định. Đồng thời, vòng sợi đĩa đệm cũng trở nên xơ hóa, khô tạo nên cấu trúc lỏng lẻo dễ bị tổn thương và nứt rách.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? TOP 4 cách chữa phổ biến

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu như bạn chủ động gặp bác sĩ sớm và tuân theo phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 4 cách chữa thoát vị…

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Chế độ ăn uống không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu như canxi, kali, sắt, magie, vitamin… hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá; tiêu thụ nhiều đồ ngọt, đồ uống có gas đều là những lý do làm xuất hiện căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bởi lẽ, một khi các sụn khớp không được nuôi dưỡng, chúng sẽ trở nên thoái hóa và suy giảm khả năng hoạt động một cách đáng kể.
  • Chấn thương: Những người có tiền sử chấn thương tại vùng cổ do các nguyên nhân như lao động, tai nạn giao thông, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày đều có nguy cơ dẫn đến thoái hóa. Sở dĩ như vậy là vì, dưới ảnh hưởng của các chấn thương cũ, phần sụn đầu đốt sống cũng bị ảnh hưởng ít nhiều và dễ thoái hóa hơn khi gặp điều kiện phù hợp.
  • Một số yếu tố rủi ro gây thoái hóa cột sống cổ:
    • Các hoạt động liên quan đến việc gây căng thẳng cho cổ như nâng vác vật nặng, nằm sai tư thế…
    • Giữ cổ ở một vị trí không thoải mái trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại trong cả ngày.
    • Hút thuốc lá.
    • Thừa cân béo phì và lười hoạt động.
    • Di truyền hoặc dị tật cột sống bẩm sinh.

3. Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một loại bệnh lý phát triển chậm vì thế ở giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn thành bệnh khác. Song, biểu hiện thường gặp nhất là xuất hiện cảm giác đau đớn và nhức mỏi ở vùng cổ, nhất là khi thực hiện các động tác xoay, ngửa cổ, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, tình trạng thoái hóa cột sống cổ cũng gây ra một số biểu hiện điển hình, bao gồm:

  • Có cảm giác bị vướng víu và đau đớn khi thực hiện động tác tại vùng cổ. Một số trường hợp khi cố gắng vận động cổ có thể dẫn đến chứng vẹo cổ tạm thời.
  • Ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động ở tay gây mất cảm giác, không cảm nhận được tình trạng nóng, lạnh.
  • Khả năng vận động tay bị hạn chế, nguy cơ cao tê liệt nếu không chữa trị kịp thời.
  • Cứng cổ vào buổi sáng, nhất là khi vừa thức dậy.
Đau cổ khi ngủ dậy: nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Đau cổ khi ngủ dậy thường xuyên gây ra nhiều nhức mỏi, uể oải, khiến người bệnh cảm thấy không còn năng lượng để bắt đầu một ngày mới, ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Để triệu chứng thuyên giảm, người bệnh cần tìm…

  • Tê, ngứa ở khu vực cổ, vai, gáy, cánh tay và bàn tay.
  • Một số triệu chứng khác: Rối loạn tiểu tiện, giảm tiết mồ hôi, ù tai, mờ mắt, chóng mặt…
triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
Các cơn đau thường có xu hướng lan từ vùng vai gáy sang cổ, tai và gây ra triệu chứng vẹo cổ, sái cổ

4. Các biện pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ

Việc điều trị thoái hóa cột sống cổ phụ thuộc vào từng giai đoạn và mức độ ảnh hưởng của bệnh lý. Mục đích của các phương pháp chữa trị hướng đến phục hồi tổn thương và bảo tồn, tái tạo xương khớp tốt nhất có thể. 

Hiện người bệnh có thể xây dựng phác đồ điều trị bằng cách kết hợp những cách sau:

4.1. Điều trị nội khoa

Dựa vào triệu chứng và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhằm làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương. Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm thuốc chống viêm,giảm đau không steroid (NSAID), Corticosteroid, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm.

4.2. Điều trị ngoại khoa

  • Vật lý trị liệu: Khả năng vận động của người bệnh sau tổn thương nhiều khả năng kém linh hoạt, vận động khó khăn. Vì thế, để tăng sức khỏe cơ, phục hồi khả năng cử động khớp cổ, người bệnh sẽ được chỉ định một số bài tập vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống cổ ở tư thế gấp, kéo giãn cơ nâng vai, duỗi cột sống cổ…
  • Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic: Đây là một phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ không dùng thuốc, không phẫu thuật được áp dụng rộng rãi. Theo thống kê năm 2018 tại Mỹ, có đến 95% người bệnh cải thiện cơn đau cột sống cổ hiệu quả nhờ chữa trị bằng Chiropractic. Phương pháp này sử dụng nguyên tắc nắn chỉnh cột sống sai lệch về vị trí ban đầu, khôi phục chức năng khớp để chúng có thể linh hoạt trở lại.
điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Bác sĩ dùng lực của bàn tay, nắn chỉnh dần các sai lệch vị trí khớp dọc cột sống để giải phóng sự chèn ép, từ đó giảm cơn đau và khôi phục chức năng khớp
  • Phẫu thuật: Trường hợp điều trị bảo tồn thất bại hoặc tình trạng thoái hóa cột sống cổ diễn tiến nặng, có biến chứng gai xương hoặc thoát vị đĩa đệm có thể chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phẫu thuật có thể khiến vết mổ bị nhiễm trùng, gây tổn thương rễ thần kinh xung quanh cũng như nguy cơ tái phát cao.

Hiểu rõ hơn về thoái hóa cột sống cổ qua video sau:

5. Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn nên biết

Dễ dàng nhận thấy, đau cột sống cổ chủ yếu xảy ra do ảnh hưởng từ các thói quen sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Chính vì thế, để chủ động phòng ngừa bệnh, góp phần điều trị thoái cột sống cổ, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng cổ.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức tạo áp lực lên các đốt sống cổ.
  • Với người làm văn phòng, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại chỗ làm việc bằng cách đi lại, tập vài động tác cúi gập cổ đơn giản. Song song đó, hãy điều chỉnh độ cao ghế phù hợp để duy trì tư thế làm việc đúng và khoa học.
  • Thay đổi tư thế linh hoạt khi ngủ, tránh nằm sấp và sử dụng các loại gối quá cao và cứng.
  • Tăng cường chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp với các nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin, magie…
  • Từ bỏ các thói quen không lành mạnh, tránh sử dụng những món ăn không tốt cho sức khỏe.

Trên đây là tổng hợp những đặc điểm của căn bệnh thoái hóa cột sống cổ cũng như chia sẻ cách giúp bạn phòng ngừa tình trạng này. Nhìn chung, đốt sống cổ có liên hệ mật thiết đến não bộ – cơ quan thần kinh trung ương quan trọng nhất của con người. Do đó, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những triệu chứng đau cột sống cổ, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp, nhằm tránh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cẩn thận biến chứng thoái hóa đốt sống cổ: