Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? TOP 4 cách chữa phổ biến

Tác giả: Nguyễn Thy

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu như bạn chủ động gặp bác sĩ sớm và tuân theo phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 4 cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp phổ biến, xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào ống sống hoặc rễ thần kinh, dẫn đến hiện tượng đau cột sống. Thông thường, cơn đau khởi phát từ vùng cổ, vùng vai gáy hoặc vùng thắt lưng. Cơn đau có tính chất cơ học, tăng dần khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Cùng với đau nhức dai dẳng, người bệnh còn cảm thấy tê bàn tay hoặc bàn chân, bứt rứt và động đậy chân khi ngủ. 

Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng, song thoát vị đĩa đệm để lại nhiều biến chứng khó lường nếu không điều trị kịp thời:

  • Yếu liệt hoặc mất lực ở tứ chi. 
  • Hội chứng khập khiễng cách hồi (người bệnh đi một đoạn đường thì không thể đi tiếp, phải nghỉ ngơi một lúc mới có thể tiếp tục).
  • Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày dẫn tới teo cơ chân. 
  • Rối loạn bàng quang (đại tiểu tiện không tự chủ, tiểu són, bí tiểu).
  • Bại liệt, mất khả năng vận động hoàn toàn, dẫn đến người bệnh phải phụ thuộc vào người thân và chiếc xe lăn. 
thoát vị đĩa đệm gây nhiều biến chứng
Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu có biện pháp can thiệp kịp thời

2. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Trong tất cả bệnh lý cột sống, thoát vị đĩa đệm được đánh giá nguy hiểm nhất. Vì thế, đĩa đệm bị thoát vị có thể chữa khỏi hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố: mức độ thoát vị, sự kiên trì của bệnh nhân và phương pháp điều trị.

Mức độ thoát vị đĩa đệm: Tùy vào vị trí thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm mà thời gian hồi phục có thể nhanh hay chậm. 

Sự kiên trì của bệnh nhân: Đĩa đệm bị tổn thương trong thời gian dài nên kiên trì chữa trị ít nhất vài tháng, để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Phương pháp điều trị: Thông thường, tình trạng đau nhức và yếu liệt ở một số bộ phận khiến người bệnh gặp khó khăn khi sinh hoạt. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chấm dứt triệu chứng thoát vị đĩa đệm, bằng các phương pháp phù hợp và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

3. TOP 4 cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp khắc phục thoát vị đĩa đệm. Trong đó, phổ biến là 4 cách sau: 

3.1. Cách tự nhiên giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm

Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ, bạn có thể cải thiện triệu chứng đau bằng cách:

  • Tập vật lý trị liệu: Các bài tập được thiết kế cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như bài tập giãn cơ, bài tập kết hợp dụng cụ, bài tập dưới nước, giúp thuyên giảm cơn đau, tăng sức mạnh cho nhóm cơ bị yếu. Ngoài ra, chuyên gia có thể yêu cầu bạn áp dụng liệu pháp nhiệt (chườm nóng/lạnh), dùng đai nẹp cổ hoặc thắt lưng trong thời gian ngắn, để giảm áp lực cho đĩa đệm bị thoát vị.
  • Châm cứu: Đây là phương pháp giảm đau cổ và đau lưng mãn tính. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà hiệu quả đạt được có thể không giống nhau. 
  • Tập yoga: Tập yoga đúng cách hỗ trợ cải thiện cấu trúc cột sống, giảm đau nhức, duy trì độ dẻo dai và làm chậm quá trình thoái hóa. 
  • Massage: Liệu pháp massage hỗ trợ giảm đau lưng mạn tính trong thời gian ngắn. 
chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu
Châm cứu là một trong các cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay

3.2. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc

  • Thuốc tân dược 

Hiện nay, các loại thuốc tân dược như thuốc giảm đau paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và nhóm thuốc corticoid được nhiều người sử dụng vì hiệu quả nhanh, chi phí thấp. Thế nhưng, chữa bệnh bằng thuốc chỉ “lu mờ” triệu chứng tạm thời, không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh nên dễ tái phát sau một thời gian. 

Mặt khác, người dùng thuốc giảm đau phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, uống đúng liều, đúng loại và đúng thời gian điều trị. Tránh lạm dụng và tự ý tăng liều, bởi điều này khiến tình trạng thoát vị trở nên nghiêm trọng, gây hại cho dạ dày, gan và thận. 

  • Thuốc Đông y 

Thoát vị đĩa đệm được nhiều người “truyền miệng” có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc Đông y như thuốc thang sắc uống, thuốc viên, thuốc tễ, thuốc nước, thuốc cao, thuốc bóp, thuốc đắp, thuốc ngâm… Thuốc Đông y lành tính và dễ áp dụng, nhưng ít ai biết rằng các vị thuốc nếu dùng bừa bãi, không đúng loại và liều lượng có thể gây ngộ độc hoặc biến chứng.  

Hơn hết, tác dụng của thuốc Đông y là không rõ ràng vì không giải quyết tận gốc nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm. Đáng lo ngại, nhiều người còn trộn corticoid với thuốc Đông y nhằm gia tăng hiệu quả chữa trị. Nhưng corticoid là “con dao hai lưỡi”, nếu dùng sai cách có thể gây biến chứng nặng nề như suy tuyến thượng thận, trụy tim, giòn xương, rối loạn điện giải và thậm chí mù lòa vĩnh viễn. 

Như vậy, cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y chỉ hiệu quả khi bệnh ở mức độ nhẹ, nhưng cơn đau dễ tái phát và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, người dùng cần hết sức thận trọng, nếu không muốn tự đánh mất cơ hội chữa bệnh.

chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông Y
Dùng thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm, lành tính nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro

3.3. Điều trị thoát vị đĩa đệm theo phương pháp ngoại khoa

Thông thường, người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý và kết hợp vật lý trị liệu thì có thể cải thiện cơn đau sau 4 – 6 tuần. Nhưng, nếu tình trạng thoát vị chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (vị trí bên dưới thắt lưng) thì người bệnh cần phẫu thuật ngay, để ngăn ngừa nguy cơ yếu chi và bại liệt.

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được cân nhắc nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nhiều trường hợp, bệnh nhân bị tái phát thoát vị đĩa đệm chỉ sau vài tháng phẫu thuật. Chưa kể, quá trình sau phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thoái hóa cột sống, xuất huyết trong mô hoặc thậm chí tử vong. 

Ngày nay, các phương pháp kích thích cơ chế tự chữa lành, phục hồi tự nhiên của cơ thể được ưu tiên hàng đầu vì tính an toàn và hiệu quả dài lâu. Nếu tiếp cận đúng cách và kiên trì điều trị, người bệnh có thể cảm nhận chuyển biến tích cực sau thời gian ngắn. 

3.4. Chữa thoát vị đĩa đệm tận gốc bằng phương pháp bảo tồn, không xâm lấn

Theo y học hiện đại, cột sống con người là một hệ thống phức tạp nên hãy ưu tiên phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn để khôi phục cấu trúc cột sống. Trong đó, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là phương pháp được ứng dụng hàng đầu trong điều trị thoát vị đĩa đệm. 

Với thao tác nắn chỉnh bằng tay, bác sĩ chuyên khoa xương khớp (Chiropractor) tiến hành chỉnh sửa cấu trúc cột sống, đĩa đệm và vùng cơ bị lệch về đúng vị trí ban đầu. Qua đó, trả lại đường cong sinh lý cho cột sống, giảm chèn ép rễ thần kinh và chấm dứt cơn đau triệt để mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. 

Nhiều trường hợp, Trị liệu Thần kinh Cột sống còn kết hợp với vật lý trị liệu (chiếu tia Laser, dùng sóng xung kích, máy giãn áp cột sống) nhằm tái tạo mô sụn bị tổn thương, giảm viêm và nâng tầm vận động của cơ thể. 

Liệu trình trị liệu Thần Kinh Cột sống kết hợp vật lý trị liệu
Liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi cơn đau, khôi phục khả năng vận động

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có chữa được không và nên áp dụng phương pháp điều trị nào. Theo thống kê, ước tính 95% bệnh nhân đã thoát khỏi cơn đau thoát vị đĩa đệm nhờ áp dụng liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống và vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Ngoài chữa bệnh, bạn nên quan tâm cách phòng bệnh, chú ý sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học và thường xuyên vận động thể thao để tăng cường sức khỏe cột sống.