Điểm mặt tác dụng phụ của thuốc xương khớp, tai hại khôn lường

Tác giả: Phan Duong

Tác dụng phụ của thuốc xương khớp gây ra cho người bệnh không hề nhỏ, nhiều trường hợp đã phải nhập viện trong tình trạng viêm, loét dạ dày, suy tim đột ngột.

Thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam cho hay, tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về xương khớp tại Việt Nam đang “dẫn đầu” bảng xếp hạng trên thế giới, với hơn 30% người trên 35 tuổi và 60% người trên 65 tuổi. Nếu như ngày trước bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi, thì giờ đây cả những người trẻ tuổi cũng là đối tượng “trong tầm ngắm” của căn bệnh này.

Một số bệnh lý cơ xương khớp thường gặp bao gồm: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, đau dây thần kinh tọa, loãng xương,… với các triệu chứng điển hình là đau nhức, sưng khớp, gây khó khăn khi vận động.

Lúc này, để kiểm soát tình trạng viêm, giảm đau nhiều người đã tìm đến các loại thuốc giảm đau xương khớp như paracetamol, thuốc kháng viêm không steroids (diclofenac, meloxicam, naproxen,… ) và corticoids (pretnisolone, dexamethasone…).

tác dụng phụ của thuốc xương khớp
Để giảm đau nhanh, nhiều người đã tự ý đi mua thuốc về uống mà chưa qua thăm khám bác sĩ

1. “Rước họa” do tác dụng phụ của thuốc xương khớp

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đa phần bất kỳ thuốc nào cũng có thể gây cho người bệnh tác dụng phụ không mong muốn, mức độ sẽ tùy thuộc vào từng loại thuốc và thể trạng của mỗi người. Không nằm ngoại lệ, tác dụng phụ của thuốc xương khớp thường biểu hiện khá rõ, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ quan trong cơ thể như:

1.1. Hệ tiêu hóa

Tác dụng phụ của một số thuốc xương khớp trên hệ tiêu hóa, gồm:

  • Đầy bụng.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Ợ nóng.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiều người còn gặp phải tình trạng đau rát dạ dày, đi kèm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn… Lý giải cho nguyên nhân uống thuốc xương khớp bị đau dạ dày là do trong thuốc giảm đau, thuốc chống viêm có chứa các hoạt chất gây ức chế sản sinh thành phần duy trì lớp nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dịch vị. Từ đó, khi sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ vô tình làm ảnh hưởng xấu đến niêm mạc, gây chảy máu, viêm loét dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến thủng dạ dày tá tràng.

Tham khảo: Hậu quả khi làm dụng thuốc giảm đau xương khớp

1.2. Thận

Tác dụng phụ của thuốc xương khớp trên thận thường gặp nhất là giữ nước gây sưng, phù mắt cá chân và bàn chân. Ngoài ra, một số vấn đề khác ở thận như suy thượng thận hoặc tổn thương thận đột ngột cũng là tác dụng không mong muốn khó tránh khỏi.

1.3. Tim mạch

Như thông tin được công bố bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), những người sử dụng thuốc kháng viêm không steroids, trừ aspirin, đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch dù chưa từng có tiền sử mắc trước đó. Theo đó, nếu tự ý dùng thuốc trong thời gian dài mà không qua chỉ định của bác sĩ, về lâu dễ bị suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim gây tử vong.

bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp
Để biết được mình có thể dùng thuốc kháng viêm hay không, người bệnh cần phải qua thăm khám lâm sàng kỹ càng

2. Tin lời quảng cáo “thuốc gia truyền chữa khỏi 100%”, nhiều người “ôm bệnh vào thân”

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, thời gian gần đây khắp trang mạng xã hội, diễn đàn lan truyền hàng loạt bài quảng cáo sử dụng thuốc Đông y và thuốc Nam có tác dụng chữa khỏi cơn đau 100%. Ban đầu, nhiều người “bán tín bán nghi” nhưng các quảng cáo này thường xuyên xuất hiện, lặp đi lặp lại khiến nhiều người bị lừa bởi suy nghĩ “phước chủ may thầy”, mua về uống không khỏi chắc cũng bớt bệnh.

Thực chất, cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng về khả năng điều trị của thuốc Đông y với các bệnh viêm khớp, thoái hóa cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp… Nhiều trường hợp, bệnh nhân đến nhập viện trong tình trạng men gan tăng, vàng da, vàng mắt, đặc biệt có bệnh nhân suýt ngừng tim do sử dụng các bài thuốc gia truyền.

Chưa kể, một số nơi vì muốn “trục lợi” cho bản thân nên đã pha trộn corticoids và morphin vào thuốc để bán cho bệnh nhân bị bệnh khớp, tuy cơn đau nhanh chóng dứt hẳn nhưng hậu quả là bệnh không khỏi và kéo theo vô số tác dụng phụ.

Thuốc gia truyền có hiệu quả như lời đồn?
Tin lời quảng cáo thuốc của các “thần y”, không qua bắt mạch, nhiều người “rước họa vào thân”

3. Liệu có biện pháp nào phòng bệnh và điều trị không cần thuốc không?

Để phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc xương khớp, người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống hay sử dụng bừa bãi. Việc dùng thuốc đều phải qua thăm khám bác sĩ để được kê đơn phù hợp và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

Bên cạnh việc dùng thuốc, nhiều chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên ưu tiên áp dụng phương pháp chữa đau xương khớp điều trị dứt điểm, tác động chính xác vào gốc rễ cơn đau là Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu (sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS…). Hiện liệu trình này đang được ứng dụng tại phòng khám ACC, chữa khỏi đau nhức xương khớp thành công cho hàng ngàn người bệnh mà không cần dùng thuốc, không cần phẫu thuật, tránh tác dụng phụ nguy hiểm.

bác sĩ thực hiện nắn chỉnh xương khớp cho bệnh nhân
Thông qua nắn chỉnh cột sống, giải phóng áp lực lên dây thần kinh, người bệnh có thể khôi phục chức năng vận động của cơ thể hiệu quả, bền vững

Ngoài ra, để dự phòng các bệnh xương khớp xảy ra, bạn nên bắt đầu thay đổi lối sống sinh hoạt bằng một vài lưu ý nhỏ sau đây:

  • Nói “không” với thuốc lá.
  • Tập luyện thể thao đều đặn, nâng cao thể chất bằng việc đạp xe, chạy bộ nhẹ nhàng, gập duỗi cơ bụng, yoga…
  • Hạn chế các loại đồ uống có cồn rượu, bia, nước ngọt có gas.
  • Duy trì cân nặng ổn định với chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh bê vác vật nặng đột ngột.

Nhìn chung, điều trị bệnh lý xương khớp bằng thuốc thường có tác dụng giảm đau nhanh nhưng tác dụng phụ của thuốc xương khớp để lại cho người bệnh là không hề nhỏ, có thể gây kích ứng, xuất huyết dạ dày, suy gan, suy thận, tổn thương hệ tiêu hóa,… Do đó, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tìm mua thuốc, sử dụng bừa bãi để tránh dẫn đến hậu quả tai biến nặng nề.