Các loại thuốc giảm đau xương khớp và thông tin bạn nên biết

Tác giả: Phan Duong

Thuốc giảm đau xương khớp là sự lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân khi xuất hiện các triệu chứng như tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp. Nhờ đặc tính tiện lợi mà hiện nay có đa dạng loại thuốc giảm đau cho xương khớp, chẳng han như thuốc tiêm khớp, giảm đau Paracetamol hay kháng viêm không Steroid. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những loại thuốc giảm đau này.

1. Các loại thuốc giảm đau xương khớp phổ biến

Ngày nay, bệnh nhân không khó để tìm thấy một loại thuốc giảm đau cho xương khớp dạng tây y với nhiều tên biệt dược khác nhau. Sau đây là một số dạng phổ biến:

1.1. Nhóm thuốc giảm đau Paracetamol

thuốc giảm đau paracetamolParacetamol là nhóm thuốc giảm đau xương khớp được sử dụng phổ biến

Paracetamol, hay còn gọi là Acetaminophen, là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt không Opioid. Paracetamol được liệt kê vào danh sách thuốc giảm đau. Liều sử dụng Paracetamol cho người lớn là 500mg – 1g trong mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 4g mỗi ngày.

Paracetamol được sử dụng để làm dịu những cơn đau từ nhẹ đến trung bình do đau đầu, đau răng, đau cơ và khớp cũng như đau bụng kinh. Nhóm thuốc này cũng được khuyến cáo rộng rãi để làm giảm đau trong giai đoạn đầu điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiệu quả của Paracetamol đối với đau viêm khớp là rất thấp.

Sử dụng Paracetamol thường không gây ra nhiều tác dụng phụ nếu bạn không dùng quá liều khuyến cáo tối đa. Việc kết hợp Paracetamol với các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hoặc uống quá nhiều Paracetamol có thể gây ra ngộ độc, hoại tử gan và thậm chí là tử vong.

1.2. Nhóm thuốc kháng viêm không steroid

thuốc giảm đau xương khớp không steriodCác thuốc NSAID có chức năng hạ sốt, kháng viêm cũng như làm giảm đau

Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) là một loại thuốc có khả năng làm dịu hoặc giảm đau. Điển hình nhất của nhóm thuốc này đó là Aspirin và Ibuprofen.

Thuốc kháng viêm không Steroid cũng được định nghĩa rộng hơn là thuốc giảm đau không Opioid, tương tự như Paracetamol. Chúng thường được sử dụng có những cơn đau ít nghiêm trọng hơn.

Tác dụng của nhóm thuốc giảm đau xương khớp kháng viêm không Steroid đó là làm giảm tác động trực tiếp của chứng viêm đối với sự kích thích và nhạy cảm của dây thần kinh đau, có tác dụng gián tiếp gây nóng và sưng do viêm.

Phần lớn người sử dụng thuốc NSAID không gặp những tác dụng phụ nguy hiểm nào. Song, việc sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra tình trạng đầy hơi, buồn nôn, tăng huyết áp và thậm chí là làm giảm chức năng gan – thận.

1.3. Nhóm thuốc Corticosteroid

thuốc tiêm khớp corticosteroidNhóm thuốc Corticoid có khả năng chống viêm dị ứng và ức chế miễn dịch

Corticosteroid là loại thuốc nhân tạo gần giống với Cortisol, một loại hormone do tuyến thượng thận của bạn sản xuất tự nhiên. Corticosteroid thường được gọi bằng thuật ngữ rút gọn “steroid”.

Một số loại thuốc corticosteroid bao gồm cortisone, prednisone và methylprednisolone. Prednisone là loại steroid được sử dụng phổ biến nhất để điều trị một số bệnh thấp khớp (như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus).

Hiện nay, để điều trị tình trạng viêm khớp, người bệnh thường tìm đến dạng phổ biến nhất của nhóm thuốc Corticosteroid là tiêm Corticosteroid vào khớp. Chúng thường được tiêm vào các khớp như mắt cá chân, khuỷu tay, hông, đầu gối, vai, cột sống hoặc cổ tay của bạn. Ngay cả các khớp nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn cũng có thể được tiêm Corticosteroid.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc tiêm khớp này theo chỉ định của bác sĩ. Bởi lẽ, tiêm Corticosteroid có thể xảy ra những tác dụng phụ như tổn thương sụn, nhiễm trùng khớp, tăng lượng đường trong máu, gân bị yếu…

2. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau nhức xương khớp

Trong quá trình điều trị giảm đau xương khớp bằng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý.

2.1. Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân chỉ được uống thuốc bác sĩ kê đơn để tránh tác dụng phụ

Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ví dụ, thuốc giảm đau chứa paracetamol có thể làm tăng men gan; thuốc chống viêm không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa và hoặc tim mạch nên được sử dụng ở liều thấp nhất. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý uống hoặc tăng liều lượng thuốc mà không có sự chỉ định từ chuyên gia. Không tự ý sử dụng thuốc tiêm khớp tại nhà.

2.2. Không phối hợp các thuốc với nhau

uống kết hợp thuốc giảm đau xương khớp gây ra tác dụng phụ

Dùng kết hợp các loại thuốc với nhau sẽ góp phần làm tăng nguy cơ ngộ độc

Không nên dùng phối hợp các loại thuốc chống viêm vì sự kết hợp này chỉ làm tăng tác dụng phụ chứ không làm thay đổi hiệu quả điều trị. Thuốc nên uống sau bữa ăn và có thể dùng chung với thuốc bảo vệ dạ dày để giảm tác dụng phụ do thuốc chống viêm gây ra.

2.3. Dành thời gian nghỉ ngơi

bệnh nhân đau xương khớp nên nghỉ ngơi, thư giãn

Bệnh nhân bị đau xương khớp cần thiết lập thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong ngày

Khi bị đau nhức xương khớp, người bệnh nên kết hợp với các liệu pháp điều trị không dùng thuốc khác như vật lý trị liệu, bấm huyệt. Xương khớp cần được nghỉ ngơi để thư giãn, chú ý tư thế khi ngồi và làm việc.

Trên đây là một số thông tin về thuốc giảm đau xương khớp phổ biến cũng như những lưu ý khi sử dụng. Trong quá trình uống thuốc, nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào, bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện gần nhất để được các chuyên gia thăm khám và điều trị kịp thời.