Cách nhận biết viêm khớp phản ứng và điều trị

Tác giả: sites

Viêm khớp phản ứng là một bệnh lý thuộc dạng viêm khớp vô khuẩn và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh. Viêm khớp phản ứng nếu không được điều trị đúng cách cũng như kịp thời thì sẽ có nguy cơ khiến chức năng vận động của khớp và cột sống bị suy giảm, gây khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống. Chính vì thế mà bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn cách nhận biết cũng như phòng tránh bệnh viêm khớp phản ứng này.

1. Viêm khớp phản ứng là gì?

Viêm khớp phản ứng xuất hiện sau một nhiễm khuẩn ở cơ quan ngoài khớp
Viêm khớp phản ứng xuất hiện sau một nhiễm khuẩn ở cơ quan ngoài khớp

Đây là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau một nhiễm khuẩn ở cơ quan ngoài khớp, như hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa… Viêm khớp phản ứng thường gặp ở các khớp lớn hai chi dưới, cột sống, khớp cùng chậu… cũng như ở một số cơ quan ngoài khớp khác như kết mạc, niệu đạo, đai tràng… Đây là do quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn trong cớ thể. Viêm khớp phản ứng có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng nam giới từ 20 tới 40 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2. Nguyên nhân gây ra viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng thường do các vi khuẩn gây ra, nhất là các vi khuẩn làm nhiễn khuẩn đường tiết niệu, sinh dục hay đường tiêu hóa như Salmonelle, Yersinia, Chlamydia Trachomatis… Một số trường hợp thì do bị lao hệ thống hay nhiễm virus Rubella, virus viêm gan, nhiễm HIV/ADIS… mà dẫn tới bệnh. Tình trạng viêm đường ruột mãn tính cũng có thể biến chứng thành viêm khớp phản ứng. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 20% ca bệnh là không thể các định được nguyên nhân chính xác.

Viêm khớp dạng thấp - Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh về cơ xương khớp thường gặp cũng như khá nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, không chỉ hủy hại các khớp, làm mất…

3. Triệu chứng của viêm khớp phản ứng

Các dấu hiệu của viêm khớp phản ứng có thể xuất hiện sau nhiễm khuẩn trong vài tuần, vài tháng nhưng cũng có khi là vài năm. Các biểu hiện lúc ban đầu có mệt mỏi, sốt nhẹ, khó chịu, chán ăn và giảm cân. Trong hệ xương khớp thì thường bị viêm một khớp hoặc vài khớp như khớp gối, khớp cổ chân và ngón chân. Hơn nữa người bệnh cũng có thể cảm thấy đau ở cột sống, viêm khớp cùng chậu, khớp vai , khớp khuỷu… Do đó mà người bệnh hay đau gót chân, đau và sưng ở mặt sau của mắt cá, sưng ngón chân, đau lưng hoặc mông.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp phản ứng
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp phản ứng

Không chỉ vậy, viêm khớp phản ứng còn có thể gây ra những tổn thương trên da và niêm mạc miệng lưỡi, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt. Đồng thời còn có thể gây ra mắt đỏ, đau nhức vùng hốc mắt, tiểu máu vi thể hay tiểu mủ vi khuẩn… Nếu không được điều trị đúng đắn thì có thể dẫn tới tái nhiễm, gây ra những khó khăn trong hoạt động cũng như ảnh hưởng tới chức năng vận động của khớp và cột sống.

4. Cách điều trị viêm khớp phản ứng

Khám bác sĩ điều trị viêm khớp phản ứng
Khám bác sĩ điều trị viêm khớp phản ứng

Bạn nên tới bác sĩ để có được chuẩn đoán cũng như có cách áp dụng những phương pháp trị liệu hiệu quả. Việc điều trị có thể kếp hợp giữa thuốc và những bài tập trị liệu để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm cũng như giúp hồi phục lại chức năng cho các cơ xương khớp dã bị tổn thương. Không nên để tình trạng bệnh kéo dài vì có thể dẫn tới những triệu chứng nặng gây ảnh hưởng nghei6m trọng cho cuộc sống.

5. Phương pháp phòng ngừa viêm khớp phản ứng

Cẩn thận trong chế độ ăn uống để tránh viêm khớp phản ứng
Cẩn thận trong chế độ ăn uống để tránh viêm khớp phản ứng

Muốn không bị viêm khớp phản ứng thì nên tránh những nguyên nhân khiến vi khuẩn hay virus xâm nhập vào cơ thể. Vì thế bạn nên cẩn thận trong chế độ ăn uống, đảm bảo các thức ăn phải được nấu chín và chế biến kỹ lưỡng. Ngoài ra cũng nên có cách quan hệ tình dục an toàn vì các vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan qua đường tình dục.

Viêm khớp phản ứng có thể dẫn tới những ảnh hưởng không chỉ cho cơ thể, sức khỏe mà còn cho đời sống cũng như công việc của người bệnh. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ là bệnh thì nên tới ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Theo Khoe.online tổng hợp