Viêm khớp thái dương hàm nguy hiểm như thế nào?

Tác giả: sites

Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh khá phổ biến trong các bệnh về cơ xương khớp và có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Tuy viêm khớp thái dương hàm không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng những cơn đau cũng như khó khăn trong ăn uống thường làm người bệnh rất mệt mỏi. Sau đây là những thông tin cơ bản và đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh viêm khớp thái dương hàm.

1. Thế nào viêm khớp thái dương hàm?

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng làm mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới với xương sọ
Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng làm mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới với xương sọ

Khớp thái dương có cấu tạo như một bản lề có chuyển động trượt với vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ và làm mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới với xương sọ. Điều này khiến cho việc ăn uống của người bệnh trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí tạo ra tiếng kêu khi mở miệng hay nhai. viêm khớp thái dương hàm có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong bất kỳ độ tuổi nào.

2. Nguyên nhân gây ra viêm khớp thái dương hàm

Chủ yếu là do nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… làm cho khớp thái dương hàm không thể thực hiện các chứa năng như trước. Hơn nữa, các chấn thương do tai nạn xe, bị đánh, bị ngã hay đơn giản chỉ là há miệng rộng quá mức cũng có thể khiến khớp thái dương hàm bị trật. Việc nghiến răng hay nhai kẹo cao su cũng sẽ tạo một lực quá lớn tác động lên khớp làm trật khớp cắn và dẫn tới tình trạng viêm.

Một nguyên nhân khác nữa là do trật đĩa khớp hoặc sau khi nhổ răng, trong một số trường hợp răng mọc lệch cũng làm sai khớp cắn. Ngoài ra, các sang chấn tâm thần gây cot hắt cơ hàm, mặt hoặc cắn chặt răng cũng sẽ làm viêm khớp thái dương hàm

Bệnh ù tai trái phải và những biến chứng không ngờ

Ù tai trái hay ù tai phải tưởng chừng vô hại nhưng có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng sức khỏe không ngờ nếu thường xuyên xuất hiện. Bệnh ù tai trái phải có thực sự nguy hiểm? Và làm thế nào để phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ bị…

3. Triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp có thể xảy ra ở một bên cũng như đôi khi là cả hai bên. Đa phần trong các trường hợp bị bệnh thì chỉ gây đau nhẹ và tự khỉ sau một thời gian. Tuy nhiên, viêm khớp thái dương hàm cũng có thể dẫn tới những cơn đau liên tục, nhất là khi nhai. Người bệnh có thể bị đau hoặc khó chịu trong khớp hàm hay cơ nhai, cảm thấy có tiếng lục cục khi nhai, việc há miệng cũng khó khăn.

Dấu hiệu của viêm khớp thái dương hàm
Dấu hiệu của viêm khớp thái dương hàm

Đi kèm theo triệu chứng đau là mệt mỏi, sưng một bên mặt, làm cho gương mặt không đều, một bên bị phình to ra. một số trường hợp còn bị đau răng, đau tai, ù tai, chóng mặt. Nếu không được chữa trị, viêm khớp thái dương hàm có thể biến chứng thành giãn khớp, lúc đầu chỉ là dính giữa đĩa khớp với các đầu xương. Sau đó thì nguy hiểm hơn là thủng đĩa khớp làm phá hủy đầu xương,xơ cứng khớp và khiến người bệnh không thể há miệng được.

4. Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm

Đến bác sĩ trị liệu viêm khớp thái dương hàm
Đến bác sĩ trị liệu viêm khớp thái dương hàm

Ở một số trường hợp thì bệnh có thể tự nhiên lành theo thời gian, tuy nhiên nếu tình trạng đau không suy giảm thì bạn nên tới bác sĩ đè chuẩn đoán. Sau khi xác định được nguyên nhân thì sẽ có phương pháp trị liệu phù hợp, có thể kết hợp thuốc với những bài tập vật lý trị liệu giúp hồi phụ chức năng cho khớp. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh đã nghiêm trọng thì sẽ phải phẫu thuật hoặc thay thế khớp nên bạn đừng để bệnh kéo dài quá lâu mà không đi khám.

5. Phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm

Tránh các động tác gây hại cho khớp thái dương hàm như mút ngón tay, cắn móng tay, cắn môi, cắn bút… Chú ý tới các vấn đề răng miệng như răng mọc chen hay mọc lệch để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, không làm trật khớp cắn. Đồng thời nên có một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, giúp thân thể và xương khớp khỏe mạnh, tránh thoái hóa khớp.

Viêm khớp thái dương hàm có thể gây ra những ảnh hưởng không chỉ cho răng miệng mà còn cho sức khỏe và cuộc sống. Vì thế, bạn nên tới ngay bác sĩ để được điều trị một khi đã nhận ra các dấu hiệu của căn bệnh này.

Theo Khoe.online tổng hợp