Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Tác giả: huong
Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Ăn đúng món, lựa chọn đúng thực phẩm sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh nhận thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta có thể tham khảo những thông tin sau đây.
1. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm chứa Omega 3 và Vitamin C
Nghiên cứu của bác sĩ Joseph C. Marron chỉ ra axit béo omega 3 là liệu pháp hiệu quả cho tiến trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Loại axit béo này có gây tiết chế axit arachidonic, một trong những tác nhân gây viêm. Điều này cho việc phục hồi thoát vị đĩa đệm diễn ra nhanh hơn. Cá hồi là thực phẩm điển hình chứa hàm lượng lớn axit béo omega 3. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này cũng có trong các loại rau có màu xanh đậm như rau cải, rau bina,..
Trong khi đó, chức năng tái tạo collagen của vitamin C cực kỳ quan trọng, đóng vai trò giảm đau và phục hồi xương cho bệnh nhân thoái vị đĩa đệm. Bên cạnh việc có rất nhiều trong các trái cây thuộc họ cam quýt, vitamin C còn có trong kiwi, đậu hà lan, ớt chuông,…
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Canxi được xem là một dưỡng chất không thể thiếu đối với xương khớp. Nó là nền tảng duy trì sự chắc khỏe cho xương và giúp quá trình hồi phục thoát vị đĩa đệm diễn ra thuận lợi. Vitamin D thường song hành cùng canxi, nó làm tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.
Sữa, bơ và phô mai là các thực phẩm đều có chứa canxi và vitamin D. Ngoài ra, các loại thực vật như súp lơ, bắp cải cũng rất giàu canxi và các loại cá béo lại chứa nhiều vitamin D.
Thực phẩm có nhiều chất sắt và magie
Sắt ngoài có chức năng sản xuất ra nhiều collagen, cũng làm sản sinh ra nhiều protein giúp xương phát triển. Điều này rất cần cho việc hồi phục của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Còn magie là một thành phần trong cấu trúc xương, giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa bị viêm khớp.
Sắt có nhiều trong hải sản, nhất là các loài động vật thân mềm như hàu, sò và bạch tuộc. Trong khi đó, gạo và lúa mì là 2 thực phẩm rất giàu magie.
2. Thực phẩm nên tránh khi bị thoát vị đĩa đệm
Thực phẩm chứa nhiều đường và dầu mỡ
Đây là hai loại thực phẩm mang lại nguy hại rất lớn cho xương. Việc sử dụng những thực phẩm có nhiều dầu mỡ và đường sẽ tăng nguy cơ béo phì. Ngoài gây khó khăn cho việc vận động, tình trạng béo phì gây áp lực lớn và làm tổn thương xương. Từ đó, khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên tồi tệ, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thực phẩm giàu đạm chứa chất purin
Nếu tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm giàu đạm chứa nhiều chất purin như thịt bò, thịt cừu,… thì cơ thể sẽ cần nhiều canxi điều tiết, do số lượng axit được sinh ra trong quá trình tiêu hóa. Nếu không có đủ canxi để trung hòa lượng axit này thì nguy cơ bị viêm khớp là rất cao. Trong khi với thoát vị đĩa đệm, xương vốn đã bị tổn thương, nếu mắc phải tình trạng viêm thì cơn đau từ vị trí đĩa đệm sẽ lan nhanh đến các khu vực khác, làm tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ.
Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 6
Theo nghiên cứu của tổ chức Beller Nutrition, axit béo omega 6 làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp. Vì lượng axit này có nhiều trong cơ thể bạn, chiếm chỗ với loại axit béo có lợi cho xương như omega 3. Qua đó, nó đã làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp khiến bệnh thoái vị đĩa đệm ngày càng nặng hơn. Dầu thực vật là thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega 6. Cho nên, khi bị thoát vị đĩa đệm bạn nên hạn chế sử dụng dầu thực vật để chế biến món ăn.
Có thể nhận thấy, dưỡng chất có trong thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày có tác động lớn đến quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Những thực phẩm kể trên cũng phần nào đó đã trả lời mối băn khoăn “thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì” của người bệnh. Với những thông tin này, hy vọng người bệnh có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
Theo Khoe.online tổng hợp