Mỏi cổ nhức đầu: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Tác giả: huong

Mỏi cổ nhức đầu là hiện tượng khá phổ biến, thường xảy ra ở những người có thói quen sinh hoạt hằng ngày chưa đúng và là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý xương khớp cổ. Bởi vậy, tuy là triệu chứng thường gặp nhưng nếu không điều trị kịp thời, mỏi cổ đau đầu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây mỏi cổ, nhức đầu là gì và cách điều trị như thế nào?

Nguyên nhân gây mỏi cổ nhức đầu

  • Tuổi tác: khi quá trình lão hoá diễn ra, xương khớp sẽ bị xơ cứng, mất đi tính đàn hồi, làm nhức mỏi vùng cổ vai gáy, lâu dần lan toả lên vùng thái dương, gây ra những cơn đau đầu.
  • Sinh hoạt sai tư thế, ít vận động, đầu óc căng thẳng: những sinh hoạt thường ngày như đi, đứng, ngồi, nằm sai tư thế (lưng cong, cúi đầu) kèm theo những căng thẳng do công việc, thời gian dài sẽ hình thành các cơn nhức mỏi cổ, vai, gáy và đau đầu.
Mỏi cổ nhức đầu: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt hằng ngày là nguyên nhân chính gây mỏi cổ, nhức đầu
  • Các chấn thương vùng cổ do tai nạn.
  • Thời tiết thay đổi: trời lạnh hoặc mưa thường xuyên khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhức đầu và mỏi cổ.
  • Kê gối quá cao hoặc quá thấp khi ngủ khiến máu khó lưu thông, gây mỏi cổ và đau đầu khi ngủ dậy.
  • Mắc phải các bệnh lý về xương khớp như thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, dính khớp bả vai…cũng là 1 trong các nguyên nhân gây đau cổ, nhức đầu.
  • Các bệnh lý khác như: thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não; đau nửa đầu Migraine, hạ huyết áo tư thế, rối loạn tiền đình…

Các triệu chứng kèm theo

Nhức mỏi vùng cổ, đau đầu có thể xuất hiện cùng một số biểu hiện kèm theo như:

  • Vùng cổ căng cứng, cử động khó khăn, khi đã xoay qua 1 bên sẽ rất khó khăn để xoay về vị trí cũ, dân gian thường gọi triệu chứng này là “vẹo cổ”.
Mỏi cổ nhức đầu: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Đau cổ, nhức đầu và các triệu chứng kèm theo làm ảnh hưởng rất nhiều công việc và chất lượng cuộc sống
  • Cơn đau mỏi cổ lan toả ra hai bên bả vai, dọc hai cánh tay, gây tê nhức cánh tay, ngón tay có cảm giác như bị kim châm.
  • Đôi khi xuất hiện những cơn đau dọc sóng lưng và vùng hông.
  • Những cơn đau đầu có thể khiến người bệnh mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn…
  • Một số triệu chứng ít gặp khác: đau mỏi chân, tê bì bàn chân, liệt nửa người,…

Điều trị như thế nào?

Massage tại nhà

Để giảm thiểu những cơn nhức mỏi vùng cổ và đau đầu, bạn có thể thực hiện một số động tác massage tại nhà giúp máu huyết lưu thông, tuần hoàn tốt hơn.

  • Xoa 1 ít dầu nóng hoặc tinh dầu lên hai lòng bàn tay.
  • Đưa lòng bàn tay chà xát vùng cổ, gáy đến khi cảm nhận được hơi nóng lan toả từ da.
  • Dùng ngón cái ấn mạnh xuống da, xoa nhẹ nhàng phần gáy rồi miết dọc xuống cổ, thực hiện trong 1 – 2 phút.
  • Dùng các đầu ngón tay miết ra từ gáy, xuống cổ rồi ra hai bên vai, thực hiện đồng thời 10 lần ở cả hai bên.
Mỏi cổ nhức đầu: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Miết dọc vùng cổ giúp máu lưu thông qua các khớp xương và bó cơ dễ dàng hơn
  • Đấm nhẹ nhàng ở vùng cổ xuống hai bên vai, sau đó xoa bóp ở 2 bên vai.
  • Day ấn nhẹ 2 bên thái dương.
  • Nằm nghỉ ngơi 10 – 15 phút.

Dùng thuốc Tây

Nếu tình trạng mỏi cổ, đau đầu vẫn còn kéo dài hoặc đau dữ dội, gây khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Dùng thuốc Tây sẽ giúp giảm thiểu đáng kể các tình trạng đau nhức.

Tuy nhiên người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của Bác sĩ về thời gian cũng như liều lượng dùng thuốc để tránh gây ra hiện tượng kháng thuốc, nóng trong người, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Vật lý trị liệu

Các liệu pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, điện trị liệu, sóng ngắn…có thể ngăn ngừa được những cơn nhức mỏi cổ, vai, gáy, giảm áp lực lên các bó cơ và dây chằng bị căng cứng. Phương pháp trị liệu còn giúp máu và oxy tuần hoàn tốt hơn, đưa những chất thải đọng trên các bó cơ vùng cổ ra khỏi cơ thể.

Để phương pháp điều trị này đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn những trung tâm y khoa uy tín, chất lượng, đội ngũ Bác sĩ có tay nghề cao.

Cách phòng ngừa hiệu quả

  • Giữ lưng luôn thẳng trong các tư thế vận động.
  • Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng 2 – 3 phút sau mỗi tiếng ngồi làm việc liên tục.
  • Chọn gối kê có độ cao từ 8 – 10 cm.
  • Ngủ tối đủ 8 tiếng và dành ra 30 – 40 phút nghỉ trưa để ổn định thần kinh, cơ thể thư giãn sau khoảng thời gian dài làm việc.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là Canxi, Kali, Photpho và các loại Vitamin trong thực phẩm. Một chế độ dinh dưỡng đủ chất có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm lành những tổn thương ở vùng cột sống.
  • Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, tập yoga giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt cũng như cung cấp oxy đến các bộ phận tốt hơn, hạn chế những cơn đau đầu.
Mỏi cổ nhức đầu: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Bơi lội là một trong những môn thể thao rất tốt cho xương khớp

Mỏi cổ nhức đầu là những triệu chứng thường gặp, có thể chữa khỏi trong 1 – 2 tuần nếu người bệnh tuân thủ đúng theo những chỉ định của Bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Do đó, khi cơn đau kéo dài và khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy chủ động đến các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị kịp thời. Không nên chủ quan về tình trạng bệnh để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm về lâu dài.