Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Tác giả: Nguyễn Thy

Thoái hóa cột sống là một căn bệnh về xương khớp mãn tính, gây nên không ít phiền toái và ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người bệnh. Vậy thoái hóa cột sống là như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

1. Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng cột sống bị viêm sưng và có những thương tổn nhất định. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng đặc biệt là ở những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, bệnh cũng có tiến triển chậm nên sẽ khó mà nhận biết được. 

Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cột sống, thế nhưng phổ biến nhất là thoái hóa đốt sống cổ (C1 – C7) và thoái hóa đốt sống thắt lưng (L1 – L5). Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị đúng cách sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng về sau.

thoái hóa đốt cột sống
Thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa dần, những người trẻ cũng có thể mắc phải

2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể gồm:

Di truyền: Những người có người thân trong gia đình mắc thoái hóa cột sống thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì cấu trúc xương khớp cũng trở nên lỏng lẻo, suy yếu dần, đồng thời các chất bôi trơn không được bổ sung đầy đủ khiến cho sự vận động các khớp xương kém linh hoạt hơn.

Chấn thương: Những tổn thương cột sống do chấn thương thể thao, tai nạn, té ngã,… có thể gây thoái hóa cột sống nếu không chữa trị kịp thời.

Tư thế sinh hoạt không đúng: Việc ngồi một chỗ quá lâu, ngồi sai tư thế khi dùng điện thoại, nằm ngủ gối đầu quá cao hoặc quá thấp đều có thể bị thoái hóa cột sống.

Tính chất công việc: Những người phải làm việc nặng nhọc hay ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu sẽ gây áp lực lên cột sống và dễ dẫn đến thoái hóa.

Không vận động thường xuyên: Việc lười tập thể dục, rèn luyện cơ thể khiến các khớp trở nên cứng nhắc, giảm sự linh hoạt và dễ bị tổn thương nếu bị tác động.

Ăn uống thiếu chất: Sử dụng những thực phẩm không tốt cho cơ thể như thức ăn nhanh, đồ uống có ga,… khiến xương khớp không thể tái tạo được sụn khớp mới và dẫn đến thoái hóa cột sống nhanh hơn.

3. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống

Khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở cổ và lưng.
  • Tê bì chân tay, nhức đầu, chóng mặt, ù tai.
  • Các khớp xương bị co cứng, thường xảy ra vào buổi sáng.
  • Xương khớp phát ra tiếng lục cục, răng rắc.
  • Cột sống hơi khom xuống, dẫn đến dáng người bị ảnh hưởng.
  • Hạn chế khả năng vận động cơ thể.
thoái hóa đốt cột sống
Cơn đau của thoái hóa cột sống có thể lan rộng ra những bộ phận xung quanh

Trong nhiều trường hợp, thoái hóa cột sống trở nên nặng hơn sẽ dẫn đến các biến chứng như:

  • Biến dạng cột sống như cong vẹo cột sống, gù lưng.
  • Chèn ép các rễ thần kinh, gây đau nhức nặng hơn.
  • Thị lực suy giảm, sợ ánh sáng, mắt bị sưng đau.
  • Tổn thương đĩa đệm và cột sống, lâu dần dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.
  • Mắc phải các bệnh lý như rối loạn tiền đình, tim mạch, tăng huyết áp,…

Có thể bạn muốn biết: Thoát vị đĩa đệm là gì? Có chữa được không?

4. Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Dưới đây là một vài phương pháp điều trị thoái hóa cột sống hiện nay gồm:

Sử dụng thuốc: Bác sĩ kê các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ,… để nhanh chóng xoa dịu cơn đau, tuy nhiên cách này chỉ mang tính chất tạm thời, nếu lạm dụng quá mức sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc giảm đau xương khớp

Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ đưa ra những bài tập tốt cho cột sống để cải thiện các cơn đau của thoái hóa cột sống, mỗi bài tập sẽ được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, bạn có thể tự tập tại nhà hoặc tập cùng với chuyên viên đều được.

Nắn chỉnh cột sống: Đây là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic, có tác dụng giải phóng chèn ép thần kinh, tăng cường cơ chế tự chữa lành của cơ thể để làm giảm cơn đau và viêm sưng. Bác sĩ sẽ dùng tay để nắn chỉnh các khớp xương sai lệch về lại đúng vị trí ban đầu, không cần dùng thuốc hay phẫu thuật nên an toàn và hiệu quả dài lâu.

thoái hóa đốt cột sống
Chiropractic là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống được nhiều chuyên gia khuyến khích

Châm cứu: Phương pháp này cũng được khá nhiều người áp dụng, bác sĩ sẽ dùng kim và châm vào những huyệt đạo trên cơ thể, kích thích cung phản xạ mới để ức chế cung phản xạ bệnh lý, làm giảm đau, giảm co thắt cơ do thoái hóa cột sống gây nên.

Phẫu thuật: Trường hợp phẫu thuật sẽ được tiến hành nếu các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả, người bệnh vẫn cảm thấy đau đớn và cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn. Thế nhưng cách này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, bệnh tái phát lại,… nên cần cân nhắc kỹ và nhận sự tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện. 

Tóm lại, thoái hóa cột sống nếu được phát hiện sớm và có cách chữa trị đúng đắn thì khả năng hồi phục sẽ cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ và điều trị ngay nếu thấy có dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống nhé.