Thoái hóa khớp háng và những điều cần biết

Tác giả: Nguyễn Thy

Thoái hóa khớp háng là căn bệnh khá phổ biến ở những người lớn tuổi, vừa gây đau đớn lại vừa ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thoái hóa khớp háng này nhé.

1. Thoái hóa khớp háng là như thế nào?

Thoái hóa khớp háng là tình trạng xương khớp bị mài mòn, cấu trúc khớp bị thay đổi gây nên các cơn đau đớn, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế và khiến cho cuộc sống thường ngày trở nên khó khăn hơn. Do vậy, nếu được chữa trị từ sớm sẽ hạn chế được những ảnh hưởng tới sức khỏe và người bệnh sẽ khỏe mạnh hơn.

thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là căn bệnh nguy hiểm, có thể khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp háng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, vì càng lớn tuổi thì hệ thống xương khớp cũng trở nên yếu dần, dẫn đến chứng thoái hóa và mài mòn các khớp xương háng.

Bẩm sinh: Có những người khi sinh ra đã có cấu tạo khớp háng bất thường và dễ dẫn đến thoái hóa khớp háng hơn.

Tiền sử bị bệnh: Nếu bạn từng bị viêm khớp háng do mắc các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, thấp khớp, viêm khớp do lao,… thì có thể dẫn đến thoái hóa khớp háng.

Chấn thương: Những chấn thương khớp háng do lao động, chơi thể thao hay ngã khi leo cầu thang,… đều có thể gây nên thoái hóa khớp háng.

Biến chứng: Những biến chứng từ các bệnh như đái tháo đường, gút,… cũng gây nên thoái hóa khớp háng.

Không điều trị triệt để bệnh: Khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi mà không được chữa trị dứt điểm thì lúc ở tuổi trung niên sẽ dễ mắc phải thoái hóa khớp háng.

3. Thoái hóa khớp háng có bao nhiêu loại?

Thoái hóa khớp háng có 2 loại chính là thoái hóa khớp háng nguyên phát và thoái hóa khớp háng thứ phát.

Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Thường gặp ở những người trên 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 50%.

Thoái hóa khớp háng thứ phát: Có thêm nhiều loại nhỏ như:

  • Thoái hóa khớp háng sau chấn thương (trật khớp háng, vỡ ổ cối,…).
  • Thoái hóa khớp háng sau biến dạng (do coxa plana, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi).
  • Thoái hóa khớp háng trên nền dị dạng cũ (thiểu sản khớp háng,…).
thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng khiến cho chức năng khớp háng bị suy giảm đáng kể

4. Triệu chứng của thoái hóa khớp háng

Khi bị thoái hóa khớp háng, người bệnh thường sẽ có những dấu hiệu như:

  • Đi khập khiễng do khớp háng phải chịu trọng lực cơ thể lớn.
  • Cảm thấy tê mỏi khi co duỗi khớp háng hoặc di chuyển.
  • Hạn chế trong vận động khớp háng như khó ngồi xổm, đi vệ sinh,…
  • Bị đau mỗi khi vận động cơ thể nhưng khi nghỉ ngơi thì hết đau.
  • Đau vùng bẹn sau đó lan dần ra xương đùi, khớp gối và phần mông.
  • Cơn đau tăng lên khi cử động hoặc đứng quá lâu.
  • Khi tình trạng bệnh nặng hơn thì cơn đau xuất hiện liên tục vào buổi sáng và đau nhức hơn khi chiều tối. Thậm chí khi nghỉ ngơi hay thời tiết chuyển mùa cũng bị đau.

5. Cách chẩn đoán thoái hóa khớp háng

Để chẩn đoán được thoái hóa khớp háng, bạn cần phải tiến hành khám lâm sàng như chụp X-quang, nếu có những dấu hiệu sau thì có thể là bạn đã bị thoái hóa khớp háng:

Mọc gai xương: Gai xương có thể mọc ở rất nhiều vị trí, đặc biệt ở vùng chỏm xương đùi hay xương chậu sẽ khiến khớp háng bị hạn chế vận động.

Hẹp khe khớp: Đây là biểu hiện của mòn sụn khớp.

Khuyết xương: Dấu hiệu này cũng khá thường gặp.

Đặc xương dưới sụn: Dấu hiệu này có thể thấy được ở vùng chịu lực đè lớn.

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác hơn hoặc tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT hoặc MRI, nhằm cho ra được kết quả đúng nhất.

thoái hóa khớp háng
Bác sĩ còn có thể chẩn đoán thoái hóa khớp háng qua xét nghiệm máu và xạ hình xương

6. Điều trị thoái hóa khớp háng như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa trị thoái hóa khớp háng, bao gồm:

Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ kê những loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để làm giảm những cơn đau nhanh chóng, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng các loại thuốc này vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Xem thêm: Dùng thuốc giảm đau xương khớp cần lưu ý gì?

Tập vật lý trị liệu: Những bài tập được thiết kế riêng cho từng tình trạng bệnh sẽ giúp tăng lưu thông máu, sự linh hoạt của các khớp và cơ bắp xung quanh phần hông. Có thể kể đến một số bài tập như bài tập kéo gối, bài tập nâng cao chân,…

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic: Thoái hóa khớp háng có thể là do cấu trúc xương khớp bị sai lệch vị trí nên phương pháp này sẽ giúp nắn chỉnh lại các khớp xương được về đúng vị trí ban đầu mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật, từ đó các dây thần kinh sẽ được giải phóng chèn ép, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể và giải quyết được tình trạng đau mỏi, tê cứng hay viêm sưng.

Phẫu thuật: Việc phẫu thuật nên là lựa chọn cuối cùng khi những phương pháp khác không cho hiệu quả hoặc khả năng vận động bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay có ba dạng phẫu thuật khớp háng là cắt bỏ xương, thay một phần khớp háng và thay toàn bộ khớp háng. Thế nhưng, bạn vẫn cần phải cân nhắc cẩn thận vì phẫu thuật có thể gây nên nhiều rủi ro như chảy máu quá nhiều, tạo cục máu đông, nhiễm trùng khớp háng, chiều dài hai chân bị lệch,…

Như vậy, thoái hóa khớp háng là tình trạng bệnh nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, khi bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám ngay và có hướng chữa trị thích hợp.