Phục hồi chức năng: Đối tượng và các hình thức điều trị
Tác giả: Phan Duong
Phục hồi chức năng như là một cơ hội để người bệnh có thể hồi phục các chức năng cơ thể và được sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Vậy phục hồi chức năng là gì? Những ai cần phục hồi chức năng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
1. Phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong y học, nghiên cứu và ứng nhiều phương pháp khác nhau từ xã hội học, y học cho đến kinh tế, giáo dục, giao tiếp,… nhằm Phục hồi chức năng sau tai biến và các biến chứng nguy hiểmhồi phục các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất ở những bệnh nhân tai biến mạch máu não, người khuyết tật hoặc bị chấn thương, tai nạn,…
2. Mục đích của phục hồi chức năng
- Làm giảm sự tổn thương ở các bộ phận cơ thể và phục hồi chức năng vận động.
- Hạn chế tình trạng bệnh quay trở lại, duy trì sự ổn định cho sức khỏe.
- Ngăn ngừa các bệnh lý khác có thể gây ảnh hưởng tới cơ thể.
- Giúp người bệnh thích nghi với cuộc sống, không cần nhờ tới sự trợ giúp của người khác.
- Giúp người bệnh suy nghĩ tích cực, có cái nhìn về xã hội thoáng hơn, tránh những căng thẳng hay áp lực.
3. Những ai cần điều trị phục hồi chức năng?
Những đối tượng sau đây có thể sử dụng phương pháp phục hồi chức năng để cải thiện bệnh tình của mình như:
- Người bị đau khớp, vùng gân, hội chứng ống cổ tay, căng giãn cơ bắp sau khi tập thể thao.
- Người bị viêm khớp, viêm đa rễ, đau dây thần kinh, đau do chấn thương,…
- Người bị thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, viêm cột sống chưa dính khớp, đau lưng,…
- Người có di chứng sau phẫu thuật, sau chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống,…
- Người đau nửa đầu, tăng huyết áp, viêm mao mạch, tai biến mạch máu não,…
4. Phục hồi chức năng gồm các hình thức nào?
Các hình thức phục hồi chức năng phổ biến hiện nay gồm: phục hồi chức năng tại nhà, tại bệnh viện hoặc trong cộng đồng với những phương pháp cụ thể như:
Vật lý trị liệu: Cách này giúp phục hồi các bộ phận, cơ quan đã bị tổn thương bằng cách sử dụng kỹ thuật như sóng âm, nhiệt, ánh sáng,… để giảm đau nhức, hạn chế sưng viêm và thúc đẩy khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một phương pháp giúp phòng ngừa cũng như điều trị và phục hồi các chức năng của cơ thể. Phương pháp này tuy không mới nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ hết tác dụng của nó. Cùng tìm hiểu…
Tâm lý trị liệu: Cách này giúp bệnh nhân không còn suy nghĩ tiêu cực, buồn bã, lo lắng,… thay vào đó họ sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu, tỉnh táo và tập trung hơn.
Vận động trị liệu: Cách này rất quan trọng, bệnh nhân sẽ tập một số bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ là máy móc hiện đại để phục hồi chức năng cơ thể nhanh hơn.
Hoạt động trị liệu: Phương pháp này giúp người bệnh có thể tự chăm sóc được bản thân, tìm kiếm công việc mới, tham gia nhiều hoạt động cộng đồng khác để cơ thể thích nghi với môi trường sống, đồng thời nâng cao thể trạng sức khỏe.
Ngôn ngữ trị liệu: Phương pháp này giúp người bệnh có thể nói rõ ràng, hạn chế tình trạng nói ngọng, nói chậm. Hơn nữa, đối với người bị câm điếc thì sẽ được dạy ngôn ngữ bằng tay, người khiếm thị thì được dạy chữ nổi,… điều này giúp người bệnh có thể giao tiếp dễ dàng hơn.
Có thể nói rằng phục hồi chức năng là phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, không cần dùng thuốc mà vẫn có thể tác động và cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh. Phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn và hạn chế bệnh tái phát tốt, giúp người bệnh yên tâm điều trị hơn.