Những điều bạn cần biết về bệnh thoái hóa xương khớp

Tác giả: Phan Duong

Thoái hóa xương khớp vốn dĩ là căn bệnh đã khá phổ biến, đặc biệt là với những người trên 40 tuổi. Thế nhưng, thế hệ người trẻ hiện nay vẫn có thể mắc phải căn bệnh này, điều này cho thấy bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần. Vậy thoái hóa xương khớp là gì, phải làm sao để điều trị và ngăn ngừa bệnh?

1. Thoái hóa xương khớp là bệnh thế nào?

Thoái hóa xương khớp là một căn bệnh mãn tính, biểu hiện là các tổn thương ở sụn khớp, tổ chức xương dưới sụn cùng với phản ứng viêm, dịch nhầy bôi trơn suy giảm tại các khớp. Tức là, bề mặt sụn sẽ trở nên thô ráp, lâu dần bị hao mòn khiến phần xương cọ sát vào nhau và gây nên các cơn đau nhức cho người bệnh.

Thoái hóa xương khớp xảy ra ở khớp gối
Thoái hóa xương khớp có thể xuất hiện nhiều vị trí, trong đó thoái hóa khớp gối là phổ biến nhất

2. Nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp

Thoái hóa xương khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau:

Tuổi tác: Độ tuổi càng cao thì khả năng hoạt động của các khớp cũng sẽ giảm dần. Các tế bào sụn không còn sinh sản, tái tạo và tổng hợp Collagen, Mucopolysaccharide tốt được nữa, từ đó sụn khớp bị yếu và không còn tính đàn hồi, dẫn đến thoái hóa xương khớp.

Di truyền: Những người có khiếm khuyết di truyền bẩm sinh (như chân vòng kiềng, bàn chân bẹt) cũng có khả năng gây ra thoái hóa xương khớp. Các khiếm khuyết này làm thay đổi diện tì nén bình thường ở khớp hoặc cột sống, làm khớp không chịu nổi áp lực và dẫn đến thoái hóa.

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bàn chân bẹt là một hội chứng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc bàn chân bẹt có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục hội chứng này. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp rõ hơn…

Các bệnh về xương khớp: Loãng xương, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,… là những bệnh có thể gây ra thoái hóa xương khớp.

Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao có thể gây ra các chấn thương tại khớp và làm cho xương khớp bị thoái hóa.

Tư thế sinh hoạt không đúng: Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, cúi gập người, mang vác đồ nặng, mang giày cao gót… đều ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của xương khớp.

Thừa cân: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên các khớp xương, chủ yếu là cột sống và khớp gối. Tình trạng này nếu diễn ra lâu dài sẽ làm hệ thống dây chằng, khớp bị tổn thương và thoái hóa.

Thức ăn không lành mạnh gây thoái hóa xương khớp
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, khoa học khiến xương khớp không được bổ sung dưỡng chất, làm hệ thống xương khớp yếu và thoái hóa dần

3. Triệu chứng của thoái hóa xương khớp

Cùng điểm qua một số triệu chứng thoái hóa xương khớp dưới đây:

  • Đau nhức âm ỉ khó chịu, khi vận động thì cơn đau tăng lên, nghỉ ngơi thì cơn đau giảm.
  • Cứng khớp sau khi ngủ dậy, khó vận động như xoay cổ, đứng lên ngồi xuống, gập cổ tay hay duỗi tay.
  • Xung quanh vùng khớp bị thoái hóa có khối cứng do xương cọ sát vào nhau và gây nên các mảnh vỡ.
  • Khi cử động thì có tiếng lạo xạo, vùng xương khớp bị nóng và sưng lên.

Ngoài ra, theo nghiên cứu y học cho thấy, có đến 80% người bị thoái hóa xương khớp đi lại khó khăn và 25% người mất khả năng vận động. Bệnh thoái hóa xương khớp nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Khớp biến dạng: Phần khớp sẽ sưng to, mọc gai xương, lệnh khớp ra khỏi vị trí ban đầu.

Teo cơ: Các cơ quanh vùng khớp bị thoái hóa lâu dầu sẽ yếu, teo lại và không thể vận động như bình thường.

Tàn phế: Người bệnh lúc này sẽ không thể vận động được nữa, các cơ quan xung quanh như tủy sống, rễ thần kinh,… sẽ bị ảnh hưởng và tổn thương. Có thể nói tàn phế là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoái hóa xương khớp.

Thoái hóa xương khớp khiến người bệnh mệt mỏi
Thoái hóa xương khớp kéo dài làm người bệnh bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần

4. Có những phương pháp điều trị thoái hóa xương khớp nào?

Hiện nay, người bệnh thoái hóa xương khớp có thể được điều trị bởi các phương pháp sau đây. Lưu ý là bạn nên thăm khám với bác sĩ và tùy vào mức độ bệnh mà chọn phương pháp phù hợp.

4.1. Sử dụng thuốc

Thông thường thuốc thoái hóa xương khớp sẽ được sử dụng đầu tiên để làm giảm các cơn đau nhức cho người bệnh. Một số thuốc phổ biến như Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac), các chất ức chế COX-II (Celecoxib, Etoricoxib) và thuốc tiêm khớp chứa Corticoid.

Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, không trị dứt điểm được bệnh thoái hóa xương khớp. Hơn nữa, nếu lạm dụng thuốc có thể khiến cơn đau trầm trọng, đặc biệt thuốc tiêm khớp Corticoid nếu tiêm với liều cao sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, tăng huyết áp và làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Các loại thuốc giảm đau xương khớp và thông tin bạn nên biết

Thuốc giảm đau xương khớp là sự lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân khi xuất hiện các triệu chứng như tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp. Nhờ đặc tính tiện lợi mà hiện nay có đa dạng loại thuốc giảm đau cho xương khớp,…

4.2. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Chiropractic là một phương pháp điều trị thoái hóa xương khớp an toàn, không xâm lấn với tiêu chí không dùng thuốc – không phẫu thuật được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá cao. Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng Chiropractic trong điều trị thoái hóa xương khớp. Mỗi năm, ACC đã tiếp nhận và điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp, giúp họ lấy lại cuộc sống bình thường cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Cụ thể, khi điều trị bằng phương pháp Chiropractic, bác sĩ ACC sẽ dùng tay để nắn chỉnh nhẹ nhàng các cấu trúc xương bị lệch về lại vị trí ban đầu, giúp các dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng và làm giảm các cơn đau nhức, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh.

> Tham khảo: Phương pháp Chiropractic: Nguồn gốc và nguyên lý hoạt động

Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ ACC sẽ kết hợp thêm phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, bằng cách dùng các thiết bị máy móc hiện đại như tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,… để đẩy nhanh quá trình điều trị và hồi phục cho người bệnh.

Bệnh nhân thoái hóa xương khớp điều trị tại Phòng khám ACC
Bác sĩ ACC sẽ thiết kế các bài tập vật lý trị liệu phù hợp tình trạng bệnh để hỗ trợ giảm đau nhức, duy trì khớp ổn định

Sau khi áp dụng phương pháp Chiropractic, vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại ACC, người bệnh thoái hóa xương khớp sẽ giảm đau nhức, sưng viêm dần, cử động dễ dàng hơn mà không bị tác động xấu đến sức khỏe và tái phát bệnh trở lại.

4.3. Phẫu thuật

Nếu những phương pháp điều trị thoái hóa xương khớp khác không mang lại kết quả gì hoặc phần thoái hóa quá nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được bác sĩ cân nhắc tiến hành phẫu thuật. Điển hình là phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ loại bỏ phần khớp bị hư và thay khớp nhân tạo vào. Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng của thoái hóa xương khớp được cải thiện, người bệnh tăng khả năng vận động và đi lại được. Mặt khác, phẫu thuật cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như nhiễm trùng, bệnh tái phát lại hay các cơn đau nhức không giảm mà lại nặng hơn. Do đó, người bệnh nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn phương pháp này.

5. Làm thế nào để phòng ngừa thoái hóa xương khớp?

Người ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì đợi bị bệnh rồi mới lo chữa thì bạn nên có cách để ngăn ngừa bệnh thoái hóa xương khớp từ sớm như:

  • Duy trì cân nặng ổn định, tránh để bị thừa cân béo phì.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên với cường độ hợp lý, tập đúng cách để tăng cường sự dẻo dai cho các khớp xương.
  • Lập chế độ ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thêm Canxi, Vitamin D, Omega-3,… và tránh các món thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế các chấn thương bằng cách khởi động cơ thể nhẹ nhàng trước khi tập thể dục thể thao, giữ bàn chân bằng phẳng khi duỗi, lúc nhảy thì nên tiếp đất với đầu gối cong, mang giày vừa vặn,…
Tập thể dục phòng ngừa thoái hóa xương khớp
Bạn nên tập thể dục ở bề mặt phẳng, mềm để tránh chấn thương khi luyện tập

Hy vọng bài chia sẻ trên đã mang đến bạn nhiều thông tin hữu ích về bệnh thoái hóa xương khớp. Nên nhớ rằng, nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về xương khớp thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.