Cách chữa dị ứng ba ba bạn đã biết chưa?
Tác giả: sites
Thịt ba ba vốn được biết đến là loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao và được tin dùng trong việc bồi bổ sức khoẻ. Nhưng bên cạnh các yếu tố có lợi thì thịt ba ba lại tiểm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ngộ độc, dị ứng ba ba nếu ăn thường xuyên. Ta nên làm gì khi gặp dị ứng thịt ba ba? Và làm thế nào để phòng tránh tình trạng này mỗi khi ăn?
- Cách chữa dị ứng thời tiết và phòng ngừa hiệu quả
- Những điều nên lưu ý về dị ứng cơ địa
- Tìm hiểu thêm về triệu chứng dị ứng nước
1. Nguyên nhân gây dị ứng ba ba?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các biểu hiện dị ứng ba ba, cụ thể:
– Loài ba ba có tập tính thích ăn thi thể động vật đã chết. Chính vì điều này, thịt ba ba thường tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn có hại, có nguy cơ gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm ở người khi chế biến và ăn loại thịt này.
– Do ăn phải các loại thịt ba ba chết, thịt ba ba không đảm bảo dẫn đến nguy cơ gây độc và dị ứng cho cơ thể người. Thông thường khi ba ba còn sống, cơ thể chúng sẽ tự đào thải độc tố ở trong ruột ra ngoài, trong khi ba ba chết, hoạt động loại thải độc tố bị ngưng trệ, dẫn đến tình trạng ăn phải thịt ba ba độc. Bên cạnh đó, khi ba ba chết, các thành phần đạm, acid amin trong thịt ba ba sẽ chuyển hòa thành chất amin, gây độc cho con người khi ăn bào.
– Hàm lượng protein trong thịt ba ba quá cao, khi hấp thu vào cơ thể người có thể gây ra các tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
– Một số người có cơ địa dị ứng với một số loại thịt đặc biệt như thịt ba ba.
Dị ứng hải sản là một trong những loại dị ứng thường gặp nhất, xuất hiện ngay sau khi ăn hải sản hoặc sau vài tiếng hấp thu. Triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng hải sản là đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ, ngứa, nghiêm trọng hơn có…
2. Triệu chứng dị ứng ba ba
Dị ứng hoặc trúng độc ba ba thường có khoảng thời gian ủ bệnh từ 2-20 giờ. Dần có các biểu hiện:
– Đau bụng nhiều, đi phân lỏng không tự chủ.
– Đau đầu, mặt đỏ, ngứa ngáy toàn thân, sốt nhẹ, mệt mỏi, mồ hôi nhiều.
– Bồn chồn, sợ hãi, hốt hoảng, mạch nhanh, tụt huyết áo, khó thở.
– Nghiêm trọng hơn, hiện tượng dị ứng ba ba có thể gây nghẹt thở, loạn nhịp tim, co giật, hôn mê.
3. Cách chữa dị ứng ba ba
Khả năng gây dị ứng thịt ba ba thường rất cao, có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc sau vài lần dùng loại thịt này. Khi nhận thấy có những biểu hiện ngộ độc, dị ứng, cần áp dụng ngay các biện pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
Các biểu hiện dị ứng sẽ không tự mất đi, bệnh nhân và người nhà tuyệt đối không được tự chữa trị tại nhà mà nên tìm đến bác sĩ để được khám và chữa trị. Những phương thuốc dưới đây chỉ nên được sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ, không được tự ý kê đơn thuốc bởi nguy cơ gây ra biến chứng cao.
Cá ngừ là một trong những loại nguyên liệu hải sản phổ biến trong các món ăn hằng ngày. Trong cá ngừ có chứa rất nhiều dưỡng chất có ích như omega 3, vitamin các loại giúp bồi bổ sức khỏe. Tuy vậy ở một số trường hợp, khi dùng…
Chữa dị ứng ba ba theo phương pháp Tây Y
Chữa dị ứng ba ba thường được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc đặc trị, để giảm ngứa và giảm kích thích đường ruột. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê cho các loại thuốc kháng sinh như: Phenecgan, dimedron, chlorampheniramin, periactin, atarax, cimetidin,… Nghiêm trọng hơn bệnh nhân sẽ được cho sử dụng các chế phẩm corticoid như: Prednisolon, dexamethason, cocticotropin… bằng cách uống hoặc tiêm dung dịch.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ dùng thêm các loại thuốc bôi ngoài da, giảm ngứa.
Chữa dị ứng ba ba theo phương pháp Đông Y
Đối với phương pháp Đông Y, bệnh nhân sẽ được uống các loại thuốc sắc từ các thành phần thảo dược có tác dụng giải trừ dị ứng như: Kim ngân, ké đầu ngựa, bồ công anh, cỏ mực, cam thảo, đậu rang…
4. Ai không nên ăn thịt ba ba?
Một số đối tượng sau nằm trong nhóm nên kiêng kị ăn ba ba, bởi nguy cơ gặp dị ứng, ngộ độc cao:
Người có cơ địa tạng hàn
Thịt ba ba có tính hàn, người có tạng hàn ăn vào thường dẫn đến dị ứng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, cơ thể không đủ khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng đau bụng, buồn nôn.
Lưu ý nên xác định cơ địa của bản thân thuộc tạng nhiệt hay hàn trước khi ăn thịt ba ba.
Người có tiền sử dị ứng thủy hải sản trước đó
Những ai thường có biểu hiện dị ứng hải sản như ngứa, nổi mẩn, đau bụng, tiêu chảy… thì không nên ăn thịt ba ba. Với tính hàn mạnh, thịt ba ba thường có khả năng gây dị ứng nhiều hơn cả.
Khi cơ thể đang không khỏe mạnh
Nhiều người lầm tưởng thịt ba ba có nhiều chất bổ, cải thiện sức lực nhưng thực tế người có cơ thể ốm yếu, đang ốm đau và trong quá trình hồi phục nên tránh ăn thịt ba ba.
Từ 100 năm nay, bột ngọt trở thành gia vị phổ biến và dường như không thể thiếu trong chế biến món ăn. Trong điều kiện phù hợp, bột ngọt là một loại gia vị an toàn sử dụng được. Tuy nhiên vẫn có một số ít người có cơ địa…
Thai phụ
Theo Đông Y, thịt ba ba có tác dụng thông huyết mạch, nhưng lại là đại kị đối với các thai phụ. Ăn thịt ba ba thường dẫn đến nguy cơ sảy thai cao, đặc biệt là ăn phần thịt ở chân ba ba.
Ngoài ra phụ nữ mới sinh con cũng nên tránh ăn thịt ba ba, bởi khả năng cản trở khả năng hấp thu dinh dưỡng của loại thịt này.
Các chị em phụ nữ trong kì kinh nguyệt, đang bị rong kinh, hoặc từng bị xuất huyết dạ dày cũng nên tránh ăn thịt ba ba bởi tác dụng thông huyết mạnh mẽ của loại thịt này.
Người có biểu hiện thừa đạm
Do hàm lượng protein thịt ba cung cấp rất cao, có thể gây dư thừa đạm trong cơ thể nếu ăn nhiều. Những người có các biểu hiện thừa đạm cũng nên tránh ăn loại thịt này bởi có thể gây ra các chứng bệnh huyết áp, gout, viêm khớp…
5. Lưu ý khi chế biến để phòng tránh dị ứng ba ba
– Tuyệt đối không ăn thịt ba ba đã chết, chỉ ăn loại thịt ba ba còn sống và chế biến ngay khi dùng.
– Không nên ăn loại thịt ba ba đã chế biến sẵn bởi loại thịt này có nguy cơ mang sẵn chất độc đáng kể trong người.
– Chọn lựa loại ba ba có nguồn gốc đảm bảo, nên ăn thịt ba ba được nuôi không nên ăn loại câu, bắt được.
Khi bị dị ứng thức ăn phải làm sao là câu hỏi của nhiều người, vậy cụ thể khi bị dị ứng chúng ta phải xử lý như thế nào? Trường hợp nếu không kịp thời xử lý có thể làm cho người bệnh tử vong. Cách xử lý khi bị dị…
– Không ăn các loại ba ba còn non, ba ba nhỏ, loại ba ba từ 8-9 tháng tuổi là an toàn nhất.
– Một số thực phẩm nên kiêng kị khi kết hợp với ba ba như rau kinh giới, trứng gà, rau cải, ngao, đào…
– Không ăn ba ba khi cơ thể đang bị bệnh, cơ thể không được khỏe mạnh.
Dị ứng ba ba nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cao. Các ca dị ứng, ngộ độc ba ba đang ngày một tăng cao, cho thấy sự nguy hiểm của loại thịt này khi sử dụng. Nên hạn chế ăn thịt ba ba thường xuyên và tuân thủ chế biến thịt ba ba đúng cách là giải pháp duy nhất để phòng ngừa dị ứng.
Theo Khoe.online tổng hợp