Nên làm gì khi dị ứng cá ngừ?
Tác giả: huong
Cá ngừ là một trong những loại nguyên liệu hải sản phổ biến trong các món ăn hằng ngày. Trong cá ngừ có chứa rất nhiều dưỡng chất có ích như omega 3, vitamin các loại giúp bồi bổ sức khỏe. Tuy vậy ở một số trường hợp, khi dùng cá ngừ hoặc dùng quá nhiều có thể phát sinh ra tình trạng dị ứng cá ngừ, với một số biểu hiện nổi mẩn ngứa, mề đay… dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng tác động đến sức khỏe người bị dị ứng trong thời gian ngắn. Khiến người bị dị ứng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa râm ran trong nhiều tiếng đồng hồ. Một số tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng sưng, phù nề cuống họng bên trong gây nghẹt thời và thậm chí là tử vong.
- Dị ứng hải sản và những nguy hiểm cần đề phòng
- Tìm hiểu thêm về triệu chứng dị ứng nước
- Cách chữa dị ứng ba ba hiệu quả tại nhà
Thịt ba ba vốn được biết đến là loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao và được tin dùng trong việc bồi bổ sức khoẻ. Nhưng bên cạnh các yếu tố có lợi thì thịt ba ba lại tiểm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ngộ…
1. Cá ngừ
Cá ngừ hay cá ngừ đại dương là loại cá lớn thuộc họ cá bạc má, sống ở vùng nước mặn, tại các khu vực biển ấm. Tại Việt Nam, cá ngừ là một trong những loại cá phổ biến, có thể dễ dàng tìm thấy cụ thể là cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng.
Trong cá ngừ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Omega 3 có trong cá ngừ sẽ giúp sáng mắt, cung cấp chất bổ cho não bộ , giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và phòng chống các căn bệnh về tim mạch. Đặc biệt cá ngừ cũng rất an toàn cho người cao huyết áp.
Dị ứng hải sản là một trong những loại dị ứng thường gặp nhất, xuất hiện ngay sau khi ăn hải sản hoặc sau vài tiếng hấp thu. Triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng hải sản là đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ, ngứa, nghiêm trọng hơn có…
2. Dị ứng cá ngừ
Dị ứng cá ngừ là một trong những triệu chứng dị ứng cá biển thường gặp nhất. Với tình trạng khi hấp thu một lượng cá ngừ, nhiều hoặc ít và xảy ra các biểu hiện buồn nôn, nổi mẩn ngứa… Triệu chứng dị ứng cá ngừ tùy theo thể trạng cơ thể mà có những biểu hiện nhiều hoặc ít. Tuy vậy dạng dị ứng cá biển này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, và có thể tự khỏi hoặc áp dụng một số biện pháp chữa trị cần thiết để làm thuyên giảm triệu chứng.
Không phải ai cũng có nguy cơ dị ứng cá ngừ. Đối với người bị dị ứng cá ngừ, tình trạng này có thể xuất hiện một thời gian và tự biến mất hoặc kéo dài mãi mãi.
3. Nguyên nhân gây dị ứng cá ngừ
Cá ngừ là dạng protein có tích cho cơ thể. Nếu cơ thể không nhận định được loại protein này, hệ miễn dịch sẽ tự động đào thải gây triệu chứng dị ứng cá ngừ. Cụ thể, loại protein parvalbumin có trong cá biển thường không được hệ miễn dịch nhận diện. Khiến tạo nên kháng thể immunoglobulin E (IgE) để kháng lại, gây ra các biểu hiện dị ứng rõ rệt.
Là loại cá ăn thịt (ăn các loại cá nhỏ hơn) nên trong ruột và thịt cá ngừ thường có chứa nhiều enzym để tiêu hóa lượng thức ăn bên trong. Khi mua cá ngừ bị ươn về ăn, emzym dưới rác động của men decarboxylase sẽ hoạt động phân hủy sắc tố đỏ là thịt cá ngừ, tạo thành histamin. Histamin là hợp chất gây dị ứng rõ rệt nhất, nếu vượt quá sẽ tác động đến hệ thần kinh cùng những triệu chứng đau đầu, nổi mẩn ngứa, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt…
Nặng hơn, histamin cũng có thể làm các mô viêm sưng, gây khó thở, phù nề cần được điều trị nhanh chóng.
Một số trường hợp, loại ký sinh sống trong cá là amisakis cũng có thể gây ra triệu chứng dị ứng cá ngừ.
Tôm, cua tuy là món yêu thích của nhiều người nhưng đối với một số người lại có thể trạng dị ứng tôm cua. Họ thường bị nổi mề đay và gặp các vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn. Thậm chí nếu ăn quá nhiều, họ có thể…
4. Triệu chứng dị ứng cá ngừ
Sau thời gian ăn cá ngừ và hấp thu trong hệ tiêu hóa, nếu cơ thể có những phản ứng như trên, các triệu chứng sẽ dần xuất hiện. Cụ thể:
– Họng sưng, ngứa và nổi mẩn đỏ. Triệu chứng kéo dài từ 2-4 giờ. Nặng hơn có thể sưng cả mắt và môi, lưỡi.
– Cảm giác khó thở, nặng hơn là hô hấp khó khăn.
– Da nổi mề đay, ngứa mảng lớn và có những vết đỏ loang lổ.
– Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng nghiêm trọng, tiêu chảy.
– Nặng hơn có thể gặp các triệu chứng hen suyễn, khó thở, ho khò khè và đau ngực.
– Những trường hợp dị ứng mạnh mẽ, cơ thể có thể gây ra những phản ứng phản vệ gây sưng môi, cuống họng, lưỡi, khớp… nếu không được chữa trị có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Tôm, cua tuy là món yêu thích của nhiều người nhưng đối với một số người lại có thể trạng dị ứng tôm cua. Họ thường bị nổi mề đay và gặp các vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn. Thậm chí nếu ăn quá nhiều, họ có thể…
5. Điều trị dị ứng cá ngừ
Đối với những trường hợp dị ứng cá ngừ, với những biểu hiện nhẹ như nổi mẩn ngứa có thể quan sát tình trạng rồi mới áp dụng chữa trị tại nhà hoặc tìm đến bệnh viện. Những trường hợp nhẹ, dị ứng cá ngừ có thể tự lành.
Những biện pháp sử dụng, tiêm thuốc để giảm thiểu tình trạng dị ứng sẽ được sử dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện dị ứng nghiêm trọng như sưng họng, ngạt thở, sốt, hôn mê…
Không nên dùng cá ngừ nếu có những biểu hiện dị ứng cá ngừ. Mặc dù là một loại thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe, nhưng nếu cơ thể có các phản ứng dị ứng thì nên hạn chế. Có thể thực hiện một số xét nghiệm máu để kiểm tra phản ứng của cơ thể với cá ngừ, đảm bảo tình trạng không bị dị ứng trước khi ăn. Dị ứng cá ngừ hoặc dị ứng cá biển là những triệu chứng dị ứng phổ biến, cập nhật thêm những thông tin phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ dị ứng hiệu quả hơn.
Theo khoe.online tổng hợp