Tìm hiểu về viêm da tiết bã, triệu chứng dị ứng da đầu thường gặp

Tác giả: huong

Dị ứng da đầu là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều lứa tuổi và giới tính. Tùy theo tác động của môi trường và những thay đổi trong cơ thể, mà triệu chứng dị ứng da đầu có thể xuất hiện kèm theo những biểu hiện khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng da đầu, trong đó triệu chứng viêm da tiết bã được xem là một trong những lý do thường gặp nhất. Tình trạng dị ứng da đầu thường có những biểu hiện ban đầu là ngứa đầu, ra gàu và tăng nhiều lượng gàu trên da đầu. Lâu dần hình thành nên các biểu hiện viêm da nghiêm trọng hơn. Viêm da tiết bã nên được điều trị như thế nào là tốt nhất?

 

dị ứng da đầu

1. Các tác nhân gây dị ứng da đầu

Dị ứng da đầu xuất hiện với những biểu hiện da đầu ngứa, xuất hiện từng mảng trắng đóng vảy gọi là gàu. Gàu có thể xuất hiện nhiều hoặc ít. Với những triệu chứng dị ứng da đầu do các tác nhân hóa chất, những biểu hiện có thể nặng hơn như lở, loét da đầu, nổi mụn đỏ, mưng mủ, rát da đầu….

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng da đầu, một số tác nhân có thể kể đến:

dị ứng da đầu

– Phát triển nấm men, khiến da đầu bị viêm và ngứa. Xuất hiện tình trạng bong da chết của da đầu (gàu).

– Mắc chứng viêm da dị ứng, do dị ứng thuốc nhuộm tóc, dị ứng dầu gội, dầu xả… những sản phẩm liên quan đến việc chăm sóc và làm đẹp cho mái tóc.

– Người bị viêm da tiết bã, thường xuất hiện nhiều bã nhờn ở các khu vực da mặt, da đầu. Bệnh nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng đỏ ngứa, đóng vảy ở da đầu và da mặt.

– Da có triệu chứng viêm nang lông, khiến phần chân lông bị tắc, nổi những vết sẩn đỏ và đóng vảy, chảy ra dịch ngứa.

– Da đầu nhiễm các loại nấm như trichophyton, eczhema… khiến bong vảy da chết, nổi mụn có mủ, ngứa, rụng tóc.

– Mắc chứng á sừng do nhiễm trùng khiến da đầu đóng vảy.

– Người bị vảy nến ở toàn thân, hoặc một số khu vực ở da đầu. Khiến những mảng da đỏ đóng vảy trên đầu, rớt ra sau mỗi khi ngủ dậy.

– Người cao tuổi, da lão hóa, thường xuyên ngứa da đầu và gãi nhiều khiến da bị tróc vảy.

– Người có chí sinh sôi trong tóc, xuất hiện những vết trứng chỉ bám trên tóc và di chuyển trên da đầu, hút máu da đầu gây ngứa nhiều.

– Căng thẳng, stress kéo dài khiến rụng tóc, da đầu bị ảnh hưởng.

– Mắc các triệu chứng bệnh lý đặc biệt, có ảnh hưởng đến da đầu như tiểu đường, các bệnh về gan mật, các căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, lậu, giang mai…

2. Dị ứng da đầu do triệu chứng viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng viêm dị ứng da đầu, gây ra những biểu hiện ngứa da đầu, đóng vảy, nhiều gàu, da đầu chuyển màu đỏ. Tình trạng viêm da tiết bã thường bắt nguồn do tình trạng các vùng da mặt, da đầu tiết nhiều dầu nhờn, gây bít lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

– Nguyên nhân viêm da tiết bã

  • Có nhiều nguyên nhân tác động gây nên triệu chứng viêm da tiết bã. Nguyên nhân chính thường do da bị nhiễm khuẩn nấm men gọi là Malassezia, xuất hiện trên da nhờn do bã dầu.
  • Bên cạnh đó những lý do thay đổi khí hậu, chuyển mùa, tâm trạng căng thẳng cũng khiến làn da bị ảnh hưởng.
  • Một số bệnh nhân mắc các căn bệnh HIV/AIDS, Parkinson… cũng có các triệu chứng viêm da tiết bã.

– Triệu chứng viêm da tiết bã

  • Tiết nhiều bã nhờn đột ngột ở các khu vực da mặt, da đầu.
  • Xuất hiện các vảy màu vàng hoặc trắng lẫn trong sợi tóc, loang lổ rộng và tạo lớp vỏ dày ở trên da đầu.
  • Ngứa đầu nhiều, thậm chí thấy đau rát da đầu.
  • Có nhiều gàu, rơi vãi nhiều trên vai.

3. Làm gì khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng da đầu

– Tùy theo nguyên nhân gây triệu chứng da đầu mà bệnh nhân nên tư vấn ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp. Hầu hết những tình trạng dị ứng da đầu không gây hại quá nhiều về mặt sức khỏe, hoặc tính mạng. Tuy vậy nếu để triệu chứng ngày càng trở nặng, những nguy cơ rụng tóc và khó mọc sẽ rất dễ diễn ra.

dị ứng da đầu

– Sử dụng những loại chăm sóc da tóc an toàn, đảm bảo tránh nguy cơ gây dị ứng da.

– Đối với bệnh nhân mắc các triệu chứng dị ứng da đầu nghiêm trọng, cần tuân thủ quy tắc chăm sóc của bác sĩ để nâng cao hiệu quả chữa lành. Không nên tự chữa trị bằng những loại thuốc không đảm bảo.

– Vệ sinh cá nhân thường xuyên, làm sạch da đầu để ngăn chặn nguy cơ khuẩn nấm phát triển gây viêm nhiễm.

– Hạn chế áp dụng các biện pháp làm đẹp mái tóc như uốn, duỗi, nhuộm… trong thời gian bị dị ứng da đầu.

Dị ứng da đầu thường bao gồm nhiều biểu hiện khác nhau. Tùy theo mức độ dị ứng mà tình trạng có thể xuất hiện từ những biểu hiện nhiều gàu, ngứa… cho đến nổi mẩn đỏ, rách da… Áp dụng ngay các biện pháp chữa trị nếu thấy da đầu có những biểu hiện dị ứng bất ổn.

Theo khoe.online tổng hợp