Cách làm tan máu bầm cực hiệu quả tại nhà
Tác giả: huong
Khi bị máu bầm, nhiều người nghĩ đến giải pháp sử dụng mật gấu, tuy hiệu quả nhưng có giá thành rất cao và đã bị cấm sản xuất ở một số quốc gia. Những cách làm tan máu bầm hiệu quả khác sau đây sẽ giúp bạn không còn lo ngại khi gặp phải tình trạng này.
1. Chườm lạnh
Gặp tình trạng tụ máu bầm do một lực tác động cần sử dụng đá hoặc khăn lạnh chườm ngay lên vết thương để hạn chế mức độ tụ máu, cũng như giúp vết thương dễ chịu hơn. Chườm lạnh có tác dụng kích thích những mạch máu bị tổn thương co bóp lại, tan lượng máu bị tụ và giảm sưng phồng.
2. Lăn trứng
Lăn trứng cụ thể là trứng nóng mới luộc cũng có tác dụng làm tan máu bầm rấy nhanh chóng. Sức nóng từ vỏ trứng ở mức nhiệt vừa phải, không gây bỏng sẽ giúp lại dịu vết thương, đẩy lùi sự tích tụ của máu tại vết bầm tím. Đặc biệt phù hợp cho những vị trí bầm tím trên khuôn mặt. Lưu ý để trứng luộc chín, để nóng ở mức nhiệt vừa phải không làm gây bỏng trước khi lăn lên vết thương bầm tím. Không áp dụng cách này cho những vết thương hở.
3. Chườm nóng
Cũng giống như lăn trứng, chườm nóng cũng có tác dụng làm giảm đau và giảm tan máu bầm hiệu quả. Dùng một chiếc khăn nóng hoặc loại túi giữ nhiệt y tế chuyên dụng, đổ nước nóng vào túi và chườm lên vết bầm. Đặc biệt cách này hiệu quả cho những vết bầm mảng lớn. Cần chườm nóng ngay khi bị chấn thương để ngăn ngừa khả năng tụ máu.
4. Giấm táo
Giấm táo có khả năng chống sưng, viêm nhiễm, giảm bầm tím khá tốt. Ta nên sử dụng hành khô, xắt nhuyễn rồi trộn với giấm táo và chấm lên vết bầm, dùng băng gạc y tế băng lại và làm sạch vết thương sau 1 tiếng. Cách này tuy để lại mùi khó chịu nhưng lại khá hiệu quả.
5. Bơ thực vật
Ở trẻ nhỏ, việc chườm lạnh hay chườm nóng có thể gây cảm giác khó chịu ban đầu khiến trẻ la khóc nhiều. Cha mẹ có thể dùng bơ thực vật thay thế, bôi bơ lên các vết bầm tím, hạn chế để trẻ chạm vào. Lưu ý giải pháp này không sử dụng cho những vết thương hở.
6. Bắp cải
Bắp cải khi cho vào tủ lạnh sẽ giữ lại lượng nhiệt đủ để làm giảm viêm, bầm tím hiệu quả tương tự như chườm lạnh. Dùng lá bắp cải ém lên vết bầm. Ngoài ra ta có thể dùng nước ép bắp cải và chấm lên vết thương, trong nước ép bắp cải có chất chống viêm nhiễm rất tốt.
7. Mùi tây
Thực chất mùi tây có tác dụng làm mờ nhanh vết bầm hơn là giảm tan máu bầm. Cách này rất hiệu quả cho tình trạng máu bầm sau vài ngày, đang chuyển sang màu vàng nâu trên da khá mất thẩm mỹ. Dùng nước ép mùi tây chấm lên những vùng da này để đẩy tan sắc vàng này trên da.
8. Tinh dầu dừa
Tinh dầu dừa mang lại rất nhiều hiệu quả cho làn da và hiệu quả giảm máu bầm cũng không là ngoại lệ. Sau khi bị chấn thương, vết thương chuyển sang giai đoạn bầm tím hoặc máu đang tan và ngả vàng thì hãy thoa 1-2 giọt tinh dầu dừa, vừa có hiệu quả làm dịu vừa giảm tan máu bầm hiệu quả.
9. Bột cà phê
Là một cách giảm tan máu bầm đặc biệt mà không nhiều người biết đến. Sử dụng bã cà phê đã dùng, bọc trong giấy lọc và chấm lên vùng bầm tím để giảm tan. Ngoài ra cách này cũng có thể áp dụng khi mắt bị quầng thâm, sưng. Lưu ý khi chườm nên tránh để nước cà phê giây vào mắt.
10. Rượu hạt gấc
Một số loại rượu ngâm thảo dược cũng có tác dụng xoa bóp, giảm vết thương bầm tím rất hiệu quả. Trong đó rượu ngâm hạt gấc là loại rượu có hiệu quả giảm bầm tốt nhất, có thể dùng để xoa tan máu bầm nhưng tuyệt đối không nên uống.
Trên đây là 10 cách làm tan máu bầm cực hiệu quả mà ta có thể áp dụng tại nhà. Thực hiện ngay khi bị chấn thương, bầm tím da để thấy hiệu quả.