Chính ngừa thủy đậu, giải pháp an toàn để phòng bệnh

Tác giả: huong

Chích ngừa thủy đậu là một trong những việc cha mẹ nên thực hiện ngay cho con nhỏ từ khi mới sinh ra, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Không những thế, tiêm phòng thủy đậu cũng rất cần thiết cho cả người lớn.

Chính ngừa thủy đậu
Tiêm phòng thủy đậu để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh

1. Vắc-xin tiêm ngừa thủy đậu

Người ta sẽ sử dụng một loại vắc-xin đặc trị để tiêm ngừa thủy đậu. Thời gian tiêm ngừa thường được thực hiện ngay từ khi mới sinh ra và thực hiện theo liệu trình theo yêu cầu. Người lớn chưa có kháng thể virus thủy đậu và chưa từng bị bệnh bao giờ cũng phải tiêm ngừa, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh về sau.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu và cách điều trị nhanh khỏi, không bị sẹo

Bệnh thủy đậu, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ, là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cần hết sức lưu ý để áp dụng các…

Có nhiều loại vắc-xin thủy đậu, được sản xuất tại các nước như Mỹ, Bỉ, Nhật, Hàn Quốc. Tên của các loại vắc-xin này được đạt khá khác nhau như: Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc), Varilix, Okavax… Các loại này thường có các mức giá khác nhau, có thể yêu cầu tiêm nhắc lại theo từng thời điểm hoặc có loại chỉ cần tiên 1 lần trong đời… Mức giá của các loại mũi tiêm cũng khác nhau, dao động từ 180,000 – 700,000 VNĐ.

Tùy từng thời điểm mà vắc-xin ngừa chứng bệnh này có thể nhiều hoặc ít. Nguyên nhân là bởi vắc-xin thường khan hiếm nhiều vào mùa cao điểm, dịch bệnh bùng phát và người dân mới bắt đầu đi tiêm vắc-xin. Việc hạn chế trong khâu nhập, mua vắc-xin từ nước bạn, chưa thể tự sản xuất vắc-xin cũng là điểm hạn chế khiến khả năng tiêm ngừa thủy đậu trở nên khó khăn.

2. Đối tượng cần chích ngừa thủy đậu

Những đối tượng sau cần đi tiêm phòng bệnh ngay:

Chính ngừa thủy đậu cho trẻ nhỏ
Nên chích ngừa thủy đậu cho trẻ từ sớm

– Trẻ nhỏ từ 1 tuổi, chưa mắc bệnh thủy đậu và chưa tiêm phòng.

– Người lớn chưa từng mắc bệnh, có nguy cơ tiếp xúc với bệnh nhân cao như nhân viên y tế, y tá, bác sĩ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, cha mẹ có con nhỏ…

– Phụ nữ chưa có miễn dịch với virus thủy đậu, cần đi tiêm ngừa trước khi mang thai 2 tháng.

Bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu thường không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu bị thủy đậu khi mang thai thì cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng. Bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không? Như đã nói ở trên thì trong thời…

3. Lịch chích ngừa thủy đậu ở trẻ nhỏ và người lớn

Lịch tiêm vắc-xin chung được thực hiện như sau:

– Tiêm 1 lần/năm đối với trẻ từ 12-18 tháng tuổi.

– Tiêm 1 lần/năm đối với trẻ từ 19 tháng tuổi cho đến 13 tuổi nếu chưa tiêm ngừa thủy đậu trước đó.

– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn tiêm 2 lần/năm, mỗi lần cách nhau 4-8 tuần.

– Trường hợp dự định mang thai, nên tiêm ngừa trước khi mang thai từ 1-3 tháng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh trong giai đoạn mang thai.

Chính ngừa thủy đậu cho thai phụ
Phụ nữ mang thai nên lưu ý về thời điểm chích ngừa thủy đậu

Một số loại vắc-xin liều nhẹ như Varilix, Varicella… sẽ được khuyến nghị tiên 2 lần, cách nhau khoảng thời gian nhất định để củng cố tính kháng thể đối với virus. Bên cạnh đó, khi tiêm phòng tại các cơ sở y tế, người đi tiêm cũng sẽ được yêu cầu tiêm 1-2 lần, tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo các nghiên cứu về khả năng miễn dịch của vắc-xin thủy đậu, các trường hợp tiêm 1 lần vắc-xin vẫn có nguy cơ bị bệnh cao hơn là tiêm 2 lần.

Các loại thuốc bôi thủy đậu an toàn nên dùng

Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh thủy đậu khi mắc bệnh. Tuy vậy trong quá trình hồi phục, ta có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để tăng cường khả năng hồi phục của da và ngăn ngừa để lại sẹo. Những loại…

Vắc-xin thường có khả năng ngừa bệnh suốt đời. Nếu lo ngại về khả năng miễn dịch của cơ thể, ta cũng có thể đi xét nghiệm tại bệnh viện và tiêm phòng ngay nếu kháng thể miễn dịch bị mất.

Trường hợp chưa tiêm phòng thủy đậu trước đó, tiêm ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân  từ 1-3 ngày vẫn giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả.

4. Những tác dụng phụ sau khi chích ngừa thủy đậu

Một số trường hợp có thể gặp các tác dụng phụ sau khi chích ngừa như:

– Đau ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… (thường gặp ở trẻ em).

– Tỷ lệ 1/2500 có biểu hiện sốt coa, co giật, phản ứng dị ứng với vắc-xin.

– Nếu có các biểu hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ở mũi tiêm đầu thì không nên tiếp tục tiêm mũi thứ 2.

– Trẻ nếu dị ứng nặng với gelatin (nguyên liệu rau câu), kháng sinh neomycin sẽ không nên tiêm phòng thủy đậu.

– Nếu đang mắc các căn bệnh như ung thư, hoặc đang cần truyền steroid cao thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm ngừa.

Cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất

Bệnh thủy đậu có mức độ lây lan cao và dễ dàng bùng phát thành dịch bệnh. Vậy phải có cách phòng bệnh thủy đậu như thế nào cho hiệu quả nhất? Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ và những lưu ý…

5. Địa điểm tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tại TP.HCM

  • Viện Pasteur, 167 Pasteur, Q.3. ĐT: (08) 8320352 – 8202835.
  • Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q.1. ĐT: (08) 5404 2829.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược, 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận. ĐT (08) 3844 2756.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM. ĐT: 08 3955 9856.
  • Bệnh viện Nhân dân 115: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM. ĐT: 08 3865 2368.
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TPHCM. ĐT: 08 3923 8096.

Tại Hà Nội

  • Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội số 70-72 Nguyễn Chí Thanh.
  • Trung tâm Y tế dự phòng, 50C Hàng Bài.
  • Phòng tiêm chủng quốc tế, số 3 Ông Bích Khiêm.
  • Trung tâm tiêm phòng, số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198).
  • Phòng tiêm chủng SAFPO, 135 Lò Đúc.

Chích ngừa thủy đậu là giải pháp tốt nhất để phòng bệnh hiệu quả. Nên lưu ý và đăng kí tiêm thủy đậu sớm nhất có thể để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.

Theo khoe.online tổng hợp