Các loại thuốc bôi thủy đậu an toàn nên dùng
Tác giả: huong
Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh thủy đậu khi mắc bệnh. Tuy vậy trong quá trình hồi phục, ta có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để tăng cường khả năng hồi phục của da và ngăn ngừa để lại sẹo. Những loại thuốc bôi thủy đậu sau đây được cho là rất an toàn và không hề gây tác dụng phụ.
1. Quá trình bị thủy đậu
Nắm bắt rõ quá trình bị bệnh và từng biểu hiện cụ thể giúp ta có thể chọn lựa được loại thuốc điều trị triệu chứng phù hợp và đúng cách.
Bệnh thủy đậu, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ, là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cần hết sức lưu ý để áp dụng các…
Cụ tthể quá trình bị bệnh thủy đậu sẽ chia làm 3 giai đoạn chính:
– Giai đoạn 1: Xuất hiện trong 1 -2 ngày. Với biểu hiện là các mụn bóng nước trên da, các nốt mụn căng, có nhiều dịch nước bên trong, xuất hiện khắp toàn thân và có thể lan đến vùng kín, gần niêm mạc…
– Giai đoạn 2: Xuất hiện sau 3-5 ngày, các nốt mụn nước dần vỡ ra, đóng vảy. Những trường hợp bị nhiễm trùng, các nốt lở loét của mụn có thể mưng mủ. Trước và sau giai đoạn này, có thể xuất hiện một vài lần sốt nhẹ.
– Giai đoạn 3: Các nốt mụn nước khô lại, đóng vảy và dần lên da non. Các nốt mụn sau khi lên da non có thể chuyển biến sậm màu hơn các phần da lành lặn, sau nhạt dần và biến mất.
2. Sử dụng thuốc bôi thủy đậu
Trị ngoài da
– Tại các nốt mụn nước bị vỡ ra, dùng thuốc bôi xanh methylen chấm lên các vết lở mụn do thủy đậu để trị nhiễm khuẩn hạn chế tình trạng viêm nhiễm lây lan da vùng da lành. Không nặn cho các nốt mụn nước vỡ mà nên để chúng vỡ tự nhiên, dùng bông gòn sạch, có sát trùng với nước muối sinh lý chấm lên các nốt mụn nước đã vỡ để lau sạch dịch nước, chờ khô và chấm methylen xanh lên.
– Có thể bôi kem acyclovir 5% để hạn chế các nốt mụn nước lây lan và phòng chống bội nhiễm trên da, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng. Hoặc sử dụng dung dịch Mlian, chấm lên các nốt mụn nước ngày 2 lần để giảm thiểu tốn thương trên da.
Thủy đậu là căn bệnh đặc biệt gây ra những tổn thương rõ rệt trên làn da bệnh nhân, đòi hỏi có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Khi bị bệnh thủy đậu cần kiêng cữ một số điều trong sinh hoạt và ăn uống để đảm bảo…
– Muốn tránh tình trạng mủ và bóng nước thủy đậu vỡ ra làm dây vào mắt mũi, có thể tham khảo các loại thuốc:
- Chloramphenicol 4/1000.
- Argyrol 1% (3-4 lần/ngày).
- Kem acyclovir 3%.
– Tuyệt đối không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ trên da người bị bệnh thủy đậu.
Thuốc bôi thủy đậu ngừa sẹo
– Khi các nốt mụn khô, để ngăn ngừa sẹo cũng có thể dùng các loại thuốc đặc trị liền sẹo như: Hirudoid, Hiruscar, Curiosin, Cicaplast…
– Các nốt mụn nước bước sang giai đoạn sắp lành, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi như madecassol, cicaplast, curiosin,… với mục đích làm kích thích tăng sinh liên kết collagen dưới da, tăng khả năng đàn hồi cho da và làm lành vết thương mà không để lại sẹo.
Bệnh thủy đậu là một trong những chứng bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và nguy cơ lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau. Việc không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, tiếp xúc thường xuyên với người bị thủy đậu…
Thuốc uống kết hợp
– Điều trị bệnh cũng có thể kết hợp một số loại thuốc uống, hỗ trợ giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm và biến chứng từ bên trong
– Để hạn chế ngứa gãi vỡ mụn nước người bệnh nên dùng các thuốc kháng dị ứng histamin như: loratadine hay chlopheniramin, rantidin ….
– Có thể dùng các loại thuốc át khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1% dùng thường xuyên ngày 2-3 lần để ngăn ngừa nguy cơ gây viêm nhiễm.
– Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có chỉ định và yêu cầu của bác sĩ.
– Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
– Có dấu hiệu mọc mụn nước gần niêm mạc, không nên dùng khăn lau mặt, rửa mặt có thể làm vỡ các nốt mụn, nên nhỏ mắt ngày 2-3 lần thuốc sát khuẩn cho mắt như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
Bệnh thủy đậu là bệnh có tốc độ lây lan nhanh, thường bùng phát vào tháng 3-5. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau nhưng nhiều người vẫn áp dụng cách chữa thủy đậu bằng phương pháp dân gian hiệu quả. Vậy cụ thể bệnh thủy đậu được…
Thuốc hạ sốt, giảm đau
– Sử dụng các loại thuốc giảm đau có kháng sinh khá nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ khi bị thủy đậu. Nếu có các biểu hiện sốt cao, có thể sử dụng paracetamol hay acetaminophen nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ để tránh xảy ra biến chứng
– Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ nhỏ khi bị thủy đậu, có thể gây ra hội chứng Reye vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Mọi loại thuốc bôi thủy đậu, thuốc uống đã kể trên chỉ được khuyến nghị sử dụng. Tuy vậy để đảm bảo kết hợp sử dụng thuốc hiệu quả, nên tư vấn ý kiến bác sĩ điều trị và dược viên. Không được tự ý kê đơn thuốc cho bản thân và sử dụng, có thể gây ra tác dụng phụ rất nghiêm trọng.
Theo khoe.online tổng hợp