Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất không để sẹo

Tác giả: huong

Bệnh thủy đậu xuất hiện với các nốt mụn nước trên da, gây ra những tổn thương trên mô da và khả năng để lại sẹo cao nếu không điều trị đúng cách. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân mắc bệnh phải đối mặt với các tình trạng ngứa, rát và khó chịu trên da. Cập nhật ngay các cách chữa thủy đậu nhanh nhất để đẩu lùi các triệu chứng bệnh hiệu quả hơn.

cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất
Dùng dung dịch methylen bôi cho các nốt thủy đậu để tăng khả năng hồi phục

1. Biểu hiện bệnh thủy đậu

Việc nắm bắt các biểu hiện bệnh thủy đậu và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân hơn. Nhữn biểu hiện thường gặp của bệnh:

– Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ và đôi khi sốt cao.

– Chán ăn, biếng ăn.

– Xuất hiện các nốt mụn nước với nhiều kích thước khác nhau.

– Các nốt mụn nước sau vài ngày vỡ ra, khô lại và đóng vảy, bắt đầu lên da non.

– Các vị trí nốt thủy đậu lên da non, thường có màu sậm hơn các vùng da còn lại. Một số trường hợp có thể dẫn đến sẹo rỗ do tổn thương sâu.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu và cách điều trị nhanh khỏi, không bị sẹo

Bệnh thủy đậu, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ, là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cần hết sức lưu ý để áp dụng các…

2. Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất

Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị chữa bệnh cụ thể. Hầu hết các bệnh nhân đều có thể điều trị tại nhà, sau vài ngày cơ thể sẽ tự động tạo kháng thể miễn dịch đào thải virus và hồi phục cơ thể. Dù mức độ biểu hiện triệu chứng của các bệnh nhân thủy đậu thường không giống nhau nhưng vẫn có thể áp dụng các cách điều trị sau:

Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ

Có ý kiến cho rằng khi bị thủy đậu nên kiêng nước. Thực chất việc kiêng nước giúp bệnh nhân không bị cảm lạnh, giữ ổn định trạng thái sức khỏe để ngăn không cho các loại virus xâm nhập. Việc giữ gìn thân thể sạch sẽ giúp giữ làn da thông thoáng, ngăn nguy cơ nhiễm trùng các nốt thủy đậu và tăng cường khả năng làm lành.

Thường xuyên lau sạch thân thể bằng khăn mềm, thấm nước nóng ngày 2 lần để giữ cơ thể luôn được sạch sẽ, đảm bảo.

Tránh gây tổn thương các nốt thủy đậu

Tuyệt đối không nên tự nặn, chạm vào các nốt mụn nước thủy đậu mà chỉ để chúng tự vỡ và khô lại. Phần dịch nước này khi giây ra các phần da bình thường có thể khiến mọc các nốt mụn nước nhiều hơn.

Trong quá trình điều trị nên cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn lên các vết thương.

Bệnh thủy đậu kiêng gì là tốt nhất?

Thủy đậu là căn bệnh đặc biệt gây ra những tổn thương rõ rệt trên làn da bệnh nhân, đòi hỏi có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Khi bị bệnh thủy đậu cần kiêng cữ một số điều trong sinh hoạt và ăn uống để đảm bảo…

Sử dụng thuốc đặc trị

Có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da phù hợp để trị ngứa, hạn chế mưng mủ và thúc đẩy các nốt thủy đậu làm lành nhanh hơn.

Với các biểu hiện ngứa da, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine… Kết hợp bôi ngoài da các loại thuốc bôi như hồ nước, methylen xanh để ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng, mưng mủ các nốt mụn nước.

Một số trường hợp nghiêm trọng sẽ được khuyến cáo sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ khác virus để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, biến chứng nội tạng, tác động suy giảm miễn dịch…

Đối với trẻ nhỏ, tuyệt đối không được sử dụng aspirin để hạ sốt, bởi nguy cơ gây ra tác dụng phụ, phát triển thành Hội chứng Reye vô cùng nguy hiểm.

Tuy vậy tất cả các loại thuốc chọn để hỗ trợ điều trị cần có sự khuyến nghị của bác sĩ và sử dụng đúng cách, đúng thời điểm để tránh gây ra các tác dụng phụ.

Chế độ dinh dưỡng

Trong giai đoạn bị bệnh thủy đậu, bệnh nhân cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và hạn chế một số loại thực phẩm. Đảm bảo nguyên tắc cung cấp đủ dưỡng chất, cung cấp đủ 4 loại nhóm chất: protein, đạm, chất xơ, chất béo.

Bệnh thủy đậu ở người lớn khác gì ở trẻ nhỏ?

Không chỉ xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, bệnh thủy đậu ở người lớn cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trên tổng bệnh nhân mắc bệnh hằng năm. Thủy đậu ở người lớn cũng có nguy cơ gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức…

cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất
Bệnh nhân thủy đậu nên ăn thức ăn dạng lỏng trong quá trình điều trị

Nên tránh các loại thực phẩm và cách chế biến sau:

  • Kiêng ăn hải sản và các loại thịt như thịt bò, thịt gà…
  • Hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Kiêng uống sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa.
  • Không uống cà phê, rượu bia trong quá trình hồi phục.

Kiêng cữ trong sinh hoạt

Từ xưa, ông bà ta đã truyền nhau cách kiêng gió nước khi bị thủy đậu, đậu mùa… Điều này khá đúng và ta có thể áp dụng cho đến ngày nay. Tuy vậy việc kiêng cữ nên đúng cách và có khoa học. Kiêng nước gió ở đây là giúp cơ thể giảm bớt nguy cơ bị các loại virus lạ trong môi trường sống xâm nhập, nguy cơ gây ra biến chứng cao. Ta nên áp dụng bằng cách không tắm nước lạnh, tiếp xúc với nước thường xuyên mà chỉ nên làm sạch cơ thể bằng cách lau người với khăn ấm, hạn chế đi ra ngoài khi có mưa, trời có gió to, khi đi nên giữ ấm cơ thể.

Cách ly bệnh nhân thủy đậu

Bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc nhiều với người chưa bị bệnh trong gia đình, nghỉ ngơi trong không gian riêng biệt. Ngoài ra khi mắc bệnh cũng nên hạn chế đến những nơi công cộng, tiếp xúc với nhiều người để tránh lây nhiễm cho nhiều người, có nguy cơ lây lan thành dịch cao.

Các triệu chứng thủy đậu có thể nhận biết sớm

Bệnh thủy đậu xuất hiện do cơ thể bị nhiễm loại virus có tên Varicella Zoster. Các triệu chứng thủy đậu thường gây phiền toái cho người bệnh khi gây ra các nốt mụn nước trên làn da, đòi hỏi người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc…

3. Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình. Việc phòng ngừa thủy đậu thường xuyên cũng giúp hạn chế các biểu hiện bệnh khi gặp phải, đảm bảo tăng cường khả năng hồi phục cao.

cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất
Tiêm ngừa là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu

Lịch tiêm phòng cho trẻ nhỏ và người lớn theo độ tuổi có thể áp dụng định kì như sau:

  • Tiêm 1 lần/năm đối với trẻ từ 12-18 tháng tuổi.
  • Tiêm 1 lần/năm đối với trẻ từ 19 tháng tuổi cho đến 13 tuổi nếu chưa tiêm ngừa thủy đậu trước đó.
  • Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn tiêm 2 lần/năm, mỗi lần cách nhau 4-8 tuần.

Các cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất trên đây đều đảm bảo thực hiện đủ các nguyên tắc điều trị bệnh đúng cách. Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không tự sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là khi sử dụng với trẻ nhỏ để đảm bảo ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng thủy đậu.

Theo khoe.online tổng hợp

Mắc bệnh thủy đậu nên tắm lá gì để nhanh khỏi?

Bệnh thủy đậu thường xuyên xuất hiện ở trẻ em, bệnh này có tốc độ lây lan nhanh và khá nguy hiểm. Bên cạnh điều trị thuốc thì bệnh nhân nên kết hợp điều trị bằng phương pháp dân gian, vậy khi mắc bệnh thủy đậu nên tắm lá gì…