Bệnh thủy đậu ở người lớn khác gì ở trẻ nhỏ?
Tác giả: huong
Không chỉ xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, bệnh thủy đậu ở người lớn cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trên tổng bệnh nhân mắc bệnh hằng năm. Thủy đậu ở người lớn cũng có nguy cơ gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.
1. Bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu, trong dân gian còn gọi là bệnh trái rạ, gây ra bởi loại virus có tên Varicella Zoster, loại virus này đi vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó lây nhiễm qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch mủ trong nốt “rạ” là nhiều nhất.Trẻ em là đối tượng phổ biến của chứng bệnh này, song thực chất bệnh có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào trong đời người.
Biểu hiện chính của bệnh là các nốt “rạ” mọc khắp người, tập trung nhiều ở mặt, lưng, bụng gây ra tình trạng ngứa rát cho bệnh nhân cũng như khả năng gây sẹo về sau.
Bệnh thủy đậu ở người lớn có tỷ lệ xuất hiện ít hơn ở trẻ nhỏ, song lại gây ra nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng hơn như viêm phổi (do người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu vì hú thuốc), tử vong hoặc sảy thai (nếu người bệnh là thai phụ các tháng đầu hoặc cuối thai kì).
2. Triệu chứng bệnh thủy đậu ở người lớn
Bệnh thủy đậu ở người lớn có các biểu hiện tương tự như ở trẻ em, cụ thể:
– Cơ thể mệt mỏi, phát sốt nặng hoặc nhẹ (từ 38-39 độ C).
– Dần xuất hiện các nốt “rạ” chính là các nốt mụn nước với nhiều kích thước khác nhau. Sau vài ngày, các nốt rạ mọc lan ra khắp các khu vực mặt, tay, chân, lưng, bụng, ngực…
– Sau 3 – 4 ngày, phần mủ ở trong các nốt rạ chuyển từ trong sang đục, vỡ ra và khô lại, kết vảy. Giai đoạn này cần hết sức lưu ý, kiêng cữ cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt để quá trình hồi phục làn da được ổn định, hạn chế để lại sẹo.
– Khi các nốt rạ khô, làn da bắt đầu hồi phục, giảm dần các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn và khỏe mạnh trở lại.
3. Biến chứng thủy đậu ở người lớn
Có thể thấy, các vấn đề tổn thương làn da thường là nguyên nhân chính khiến bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng hơn khi gặp ở người lớn. Giai đoạn này, việc không chăm sóc làn da và điều trị đúng cách có thể gây ra các tổn thương, tạo sẹo và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình về sau.
Bên cạnh đó, thủy đậu cũng có nguy cơ gây ra cả biến chứng cho người lớn:
Nhiễm trùng nốt rạ
Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người lớn do quá trình điều trị không giữ gìn vệ sinh thân thể, sử dụng thuốc chưa được cho phép dẫn đến bị tác dụng phụ…
Biểu hiện của tình trạng biến chứng này là các nốt rạ mưng mủ máu bên trong, lở loét nhiều hơn có nguy cơ gây sẹo lớn, sẹo thâm, sẹo rỗ trên nhiều vùng da, khiến người bệnh tự ti về ngoại hình.
Viêm phổi
Đây cũng là biến chứng thủy đậu phổ biến và nguy hiểm nhất ở người lớn, đặc biệt ở những đối tượng thường xuyên hút thuốc, có những biểu hiện tổn thương phổi từ trước.
Biểu hiện của biến chứng bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 3 – ngày thứ 5 trong quá trình điều trị, đột ngột ho nhiều, cơ thể ngày càng suy yếu, đau tức ngực, khó thở, sốt cao nhiều lần và ho ra máu. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các tình trạng phù phổi, tràn dịch màng phổi, viêm não và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
4. Bệnh thủy đậu có nguy cơ tái phát ở người lớn?
Đối với trẻ nhỏ đã từng mắc bệnh thủy đậu, khả năng bệnh tái phát trở lại là rất thấp do cơ thể đã hình thành kháng thể miễn dịch đủ mạnh. Ở người lớn, khả năng bị bệnh thủy đậu trở lại cũng rất hạn chế, nhưng nguy cơ bị nhiễm virus Varicella Zoster trở lại là có thể xảy ra, cụ thể là dưới hình thức bệnh zona, gây ra các biểu hiện ngứa, lở loét một hoặc nhiều mảng da.
Để tránh nguy cơ bị thủy đậu trở lại, cũng như đảm bảo hạn chế khả năng bị thủy đậu nên đi tiêm phòng từ sớm theo định kì 2 lần/năm.
Dù là ở người lớn hay trẻ nhỏ, ngay khi nhận thấy có những biểu hiện bệnh thủy đậu cần hết sức lưu ý, tìm khám bác sĩ và tuân thủ phương pháp điều trị được khuyến khích. Bệnh thủy đậu ở người lớn có thể gây ra nhiều biến chứng không ngờ, tránh tự sử dụng thuốc sai cách, có thể gây ra những phản ứng tác dụng phụ nguy hiểm.
Theo khoe.online tổng hợp