Bệnh thủy đậu có lây không?

Tác giả: huong

Bệnh thủy đậu là một trong những chứng bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và nguy cơ lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau. Việc không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, tiếp xúc thường xuyên với người bị thủy đậu có thể khiến bệnh lây lan thành dịch rất nguy hiểm. Cập nhật các thông tin dưới đây để giải đáp cho băn khoăn bệnh thủy đậu có lây không nhé.

Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có dễ lây nhiễm không?

1. Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Bệnh thủy đậu xuất hiện khi cơ thể người bị nhiễm loại virus có tên Varicella Zoster (VZV). Loại virus này thường xuất hiện ở trong các nốt mụn nước trên da người bệnh và có khả năng lây lan nhanh chóng, có nguy cơ tạo thành dịch bệnh thủy đậu.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu và cách điều trị nhanh khỏi, không bị sẹo

Bệnh thủy đậu, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ, là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cần hết sức lưu ý để áp dụng các…

Những con đường lây lan của bệnh thủy đậu có thể kể đến:

– Lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc, giao tiếp gần với bệnh nhân thủy đậu. Virus thủy đậu đi theo đường nước bọt hòa vào không khí khi bệnh nhân thủy đậu nói, hắt hơi, ho.

– Tiếp xúc với phần nước dịch có trong các nốt mụn nước của bệnh nhân bằng cách chạm tay trực tiếp vào nước dịch, tiếp xúc với quần áo, ga trải giường, khăn mặt của bệnh nhân.

– Lây qua đường mẹ truyền cho con trong quá trình mang thai người mẹ bị nhiễm virus thủy đậu.

Thời gian nhiễm bệnh:

– Người khỏe mạnh có nguy cơ bị lây nhiễm virus từ 1-2 ngày.

– Từ sau khi nhiễm virus thủy đậu, bệnh phát triển từ 10-21 ngày trước khi có các biểu hiện rõ rệt.

Triệu chứng thủy đậu xuất hiện liên tục từ 5-7 ngày và đẩy nhanh quá trình hồi phục cho da từ 3-4 ngày tiếp theo.

Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm qua nhiều con đường. Trường hợp có người thân, bạn bè bị thủy đậu, nếu những người khỏe mạnh còn lại chưa được tiêm phòng, nguy cơ bị lây nhiễm là rất cao. Hơn nữa, bệnh thủy đậu còn có thể lây cho người khác ngay cả trong giai đoạn khởi phát, chưa có những biểu hiệ rõ rệt, dẫn đến tình trạng phòng ngừa bệnh muộn.

2. Các biến chứng thủy đậu

Trong giai đoạn bị bệng thủy đậu, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩ, virus ngoại lai xuất hiện. Các loại virus nguy hiểm khi xâm nhập có thể gây ra những biến chứng thủy đậu nghiêm trọng.

Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất không để sẹo

Bệnh thủy đậu xuất hiện với các nốt mụn nước trên da, gây ra những tổn thương trên mô da và khả năng để lại sẹo cao nếu không điều trị đúng cách. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân mắc bệnh phải đối mặt với các tình trạng ngứa, rát…

Biểu hiện bị lây nhiễm bệnh thủy đậu
Điều trị thủy đậu sai cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng thủy đậu có thể xảy ra do bị nhiễm vi khuẩn, virus:

Bội nhiễm

Là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh thủy đậu, gây ra bởi vi khuẩn gây bội nhiễm là Streptoccus pyogenes và Staphylococcus aureus. Sinh ra các tình trạng thường xuyên sốt cao đột ngột, lạnh run, mụn nước có mu đục, đau nhức, có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết.

Viêm phổi

Do các loại virus gây cảm cúm, viêm phổi dẫn đến biến chứng viêm phổi thủy đậu. Tỷ lệ xuất hiện từ 42-47% ở bệnh nhân thủy đậu có thói quen hút thuốc, phổi suy yếu. Nếu đối tượng bị biến chứng viêm phổi thủy đậu là phụ nữ đang mang thai giai đoạn 6 tháng sau thai kì, nguy cơ đe dạng tính mạng của cả mẹ lẫn con là rất cao.

Các biểu hiện bệnh gồm: ho, đau ngực, thở nhanh, khó thở, sốt, ho ra máu…

Viêm gan

Biến chứng viêm gan khi bị nhiễm các loại virus gây tổn thương gan, virus viêm gan B, D, E… Chuẩn đoán bệnh dựa vào sự gia tăng của aminptransferace. Với các biểu hiện buồn nôn, biếng ăn, khó tiêu hóa, tiêu hóa chậm.

Viêm não

Virus gây viêm não cũng có nguy cơ xâm nhập trong giai đoạn bị thủy đậu, gây ra biến chứng viêm não rất nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao. Tuy tỷ lệ bị biến chứng viêm não thủy đậu chỉ chiếm khoảng 0,1 – 0,2%, không liên quan đến mức độ nặng nhẹ của bệnh thủy đậu nhưng cần hết sức phòng tránh.

Biểu hiện lâm sàng của biến chứng là các cơn co giật, hôn mê sâu, sốt, rối loạn tri giác, trung giật nhãn cầu…

Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu phân biệt như thế nào?

Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu có những biểu hiện triệu chứng khá giống nhau, khiến nhiều người lầm tưởng 2 loại bệnh này là một. Thực chất bệnh đậu mùa và thủy đậu do 2 loại virus khác nhau gây ra nhưng đều gây ra các tổn thương…

3. Phòng ngừa thủy đậu lây lan

Tuy khả năng lây nhiễm bệnh thủy đậu là rất cao, nhưng ta vẫn có thể phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng biện pháp tiêm phòng. Hiện nay vaccin tiêm ngừa thủy đậu đã có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đảm bảo tiêm phòng định kì mỗi năm một lần cho trẻ và 2 năm một lần (mỗi mũi cách nhau 4-8 tuần) cho người lớn để có thể ngừa thủy đậu hiệu quả nhất.

Đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu
Tiêm ngừa là cách tốt nhất để phòng ngừa và giảm thiểu triệu chứng bệnh thủy đậu

Việc tiêm ngừa trong vòng 3 ngày từ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu cũng có khả năng ngừa bệnh cao. Do đó ta sẽ không còn lo ngại khả năng lây nhiễm thủy đậu cho các thành viên trong gia đình.

Bệnh thủy đậu có lây không?
Thường xuyên đeo khẩu trang khi có dịch thủy đậu

Bị thủy đậu có lây không là câu hỏi nhận được nhiều quan tâm khi có dịch xuất hiện. Khả năng lây thủy đậu là rất cao, do đó cần hết sức lưu ý phòng ngừa bệnh một cách triệt để.

Theo khoe.online tổng hợp