10 công dụng của quả mận với sức khỏe không phải ai cũng biết
Tác giả: Ngọc Thảo
Mận là loại quả được nhiều người yêu thích bởi hương vị chua ngọt đặc trưng, chấm muối ăn trực tiếp, làm mận ngâm, trà mận,… đều rất hấp dẫn. Vậy quả mận có tốt cho sức khỏe không? Cùng tìm hiểu những công dụng và giá trị dinh dưỡng của quả mận trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giá trị dinh dưỡng của mận
Quả mận là loại trái cây có kích thước trung bình, đường kính khoảng 5cm. Khi chín, mận có nhiều màu sắc khác nhau (đỏ, tím, vàng, xanh,…), phần cơm bên trong có màu vàng (đỏ tím) hấp dẫn cùng vị chua ngọt đặc trưng.
Được biết, thành phần dinh dưỡng trong quả mận với trọng lượng trung bình 100g có chứa 0,6g protein, 0,2g chất béo, 0,7g chất xơ, 3,9g glucid, 20kcal năng lượng, 9,9g đường (glucoza, fructoza, sacarosa,…), 0,4 mg sắt, 28 mg canxi, 157 mg kali,… Cùng các loại vitamin, khoáng chất khác như vitamin C, vitamin B, vitamin E, đồng, kẽm, beta carotene, lysin,…
Không chỉ là có hương vị thơm ngon mà giá trị dinh dưỡng của quả mận cũng là điều khiến nhiều người yêu thích.
2. Điểm qua 10 công dụng của quả mận tốt cho sức khỏe
Sau khi tìm hiểu những giá trị dinh dưỡng của mận, bạn đừng bỏ qua các thông tin về công dụng của loại trái cây này đối với sức khỏe, cụ thể là:
2.1 Cung cấp chất oxy hóa dồi dào cho cơ thể
Thành phần dinh dưỡng của mận có chứa nhiều chất oxy đóng vai trò quan trọng trong việc giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do các gốc tự do. Đặc biệt, trong mận giàu chất chất chống oxy hóa polyphenol có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe xương và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong số các polyphenol thì hợp chất anthocyanin là chất chống oxy hóa hoạt động mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư hiệu quả.
2.2 Hỗ trợ tốt trong việc chống viêm
Phần cơm, thịt, vỏ và nhân hạt mận đều có chứa nhiều chất oxy hóa có tác dụng chống viêm tốt, đặc biệt là polyphenol. Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Food & Function cho thấy polyphenol là chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh hoạt động tích cực giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, giảm nguy cơ stress oxy hóa và các bệnh mãn tính (ung thư, tiểu đường, béo phì,..).
Công dụng của quả mận là giúp chống viêm hiệu quả nhờ các chất oxy hóa phong phú có trong nó.
2.3 Phòng chống bệnh lý liên quan đến ung thư
Công dụng tiếp theo của quả mận mà bạn không nên bỏ qua đó là ngăn ngừa các bệnh ung thư. Theo đó, chất chống oxy hóa mạnh anthocyanin có trong mận (là một trong những chất tạo nên màu võ sẫm của mận) có khả năng trung hòa các gốc oxy hóa gây ung thư và phá hủy tế bào. Hàm lượng vitamin C và chất xơ trong mận cũng giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết hiệu quả.
2.4 Kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả
Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất từ mận có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Nguyên nhân là bởi mận có khả năng làm tăng adiponectin – Một loại hormone có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu. Chất xơ phong phú trong mận còn có khả năng làm chậm tốc độ hấp thụ carbs của cơ thể giúp lượng đường trong máu tăng từ từ thay vì tăng đột ngột. Từ đây có thể thấy các giá trị dinh dưỡng của mận giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
2.5 Tăng cường sức khỏe xương khớp
Mận là loại quả giúp cung cấp hàm lượng vitamin K, magie, photpho, magie, kali, canxi,… lý tưởng trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp. Không những thế, trong một số nghiên cứu chỉ ra rằng mận có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương, đặc biệt mận khô giúp tăng mật độ hormone xương, tuy nhiên vẫn chưa rõ vì sao mận lại có tác động tích cực đối với xương khớp. Một số nhà khoa học cho rằng khả năng chống viêm và hàm lượng cao chất chống oxy hóa của mận đóng vai trò quan trọng.
2.6 Tốt cho tim mạch
Thành phần dinh dưỡng của quả mận giàu vitamin và khoáng chất, trong đó có canxi giúp đảm bảo quá trình đông máu diễn ra bình thường, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông. Cùng với đó, trong một nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống nước ép mận hoặc ăn 3 – 6 quả mận khô mỗi sáng trong 8 tuần có mức huyết áp, nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL thấp hơn đáng kể. Giải thích cho công dụng của quả mận đối với tim mạch, người ta cho rằng kali, vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa là những yếu tố tạo nên điều này.
Mận khô có giá trị dinh dưỡng tương đương với mận tươi có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.
2.7 Tăng cường hấp thu chất sắt
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong mận giúp cơ thể có thể tổng hợp chất sắt hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường miễn dịch chống chọi lại các loại bệnh và nhiễm trùng. Đồng thời, việc tăng cường hấp thu chất sắt còn giúp cho cơ thể giảm nguy cơ thiếu máu, xây dựng tế bào hồng cầu khỏe mạnh, tăng khả năng nhận thức (tập trung), cơ bắp chắc khỏe,…
2.8 Công dụng của quả mận trong cải thiện sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Mận và mận khô được biết đến có khả năng trong việc ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng,… Điều này là nhờ hàm lượng chất xơ cao trong mận (1 quả mận chứa 1g chất xơ) giúp tăng nhu động ruột, làm mềm phân, nhờ đó gia tăng tốc độ chất thải di chuyển qua đường tiêu hóa. Không những thế, mận còn chứa một số chất có lợi cho đường tiêu hóa như sorbitol – rượu đường có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, phenolic giúp tăng chuyển động trong đường tiêu hóa, serotonin hỗ trợ sản xuất dịch ruột và nhu động ruột, prebiotic giúp tăng lợi khuẩn trong ruột kết.
2.9 Tốt cho mắt
Trong mận có chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin E, vitamin B, beta carotene,… tốt cho sức khỏe của thị lực. Đồng thời những chất này còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, cận thị,…
Mận là loại quả có công dụng trong việc cải thiện thị lực hiệu quả bởi chúng chứa nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất tốt.
2.10 Làm chậm quá trình hấp thụ chất béo
Mận chứa ít calo, nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất làm chậm quá trình hấp thu chất béo, tăng tiết insulin. Hàm lượng dinh dưỡng trong quả mận chứa nhiều vitamin C giúp ngăn ngừa cholesterol oxy hóa trong động mạch và đào thải các loại cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, nước ép mận có ít calo và nhiều polyphenol (hợp chất có hoạt tính sinh học đóng vai trò kiểm soát năng lượng tốt) giúp giảm cân hiệu quả.
3. Ai không nên ăn mận?
Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn như những người bị bệnh thận, phụ nữ có thai, người có cơ địa nhiệt,… Cụ thể là:
- Người bị bệnh thận: Trong mận có chứa nhiều oxalat có thể gây cản trở hấp thu calci trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa chất này ở thận – nguyên nhân gây nên sỏi thận và sỏi bàng quang.
- Phụ nữ mang thai: Đặc biệt là với những phụ nữ mang thai có cơ địa nóng, mẫn cảm bởi mận có thể gây ra tình trạng phát ban ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Người đang dùng thuốc: Mận có thể phản ứng với một số chất trong thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh, đặc biệt là những người vừa trải qua phẫu thuật.
- Người có cơ địa nhiệt, nóng: Ăn mận có thể khiến cơ thể có hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt, nổi mụn, phát ban,…
4. Ăn nhiều mận có tốt không? Một số lưu ý bạn nên biết
Tuy công dụng của quả mận đối với sức khỏe của mọi người là rất ấn tượng nhưng việc ăn nhiều mận có thể ảnh hưởng đến cơ thể như hại dạ dày, thận, nổi mụn nhọt, gây nóng trong,… Vậy nên ăn bao nhiêu mận là đủ? Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên ăn 10 quả/ngày, khoảng 50 quả/tuần để tránh những “tác dụng phụ” đối với sức khỏe, đồng thời giảm tình trạng tăng đột ngột lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, bạn đừng bỏ qua những lưu ý hữu ích giúp “khai phá tiềm năng” tốt cho sức khỏe của loại quả này dưới đây:
- Không gọt vỏ mận khi ăn, bởi trong vỏ loại trái cây này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi.
- Trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối và rửa sạch để loại bỏ lớp phấn trên vỏ.
- Nếu bị dị ứng với mận thì nên dừng sử dụng loại quả này, bởi nó có thể gây phát ban, ngứa, sưng miệng,… ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Tuy mận có tác dụng ổn định đường huyết, tuy nhiên những người bị bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại quả này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng của quả mận, đồng thời là những lưu ý khi sử dụng loại trái cây này. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về giá trị dinh dưỡng của mận đối với sức khỏe, bên cạnh dùng mận tươi, bạn có thể ăn mận sấy, mận khô mix với hạt, làm nước ép mận, bánh mận, mận ngâm,…