Đau dạ dày khi mang thai và 5 điều bà bầu nên biết.

Tác giả: Nguyễn Thy

Đau dạ dày khi mang thai đến từ những thay đổi về mặt tâm lý và nội tiết tố trong cơ thể. Cộng với ốm nghén thường xuyên, ăn uống không điều độ khiến bao tử tăng tiết dịch vị, hình thành cơn đau khó chịu cho chị em. Nếu được chữa trị tích cực, đau dạ dày không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. 

1. Nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai

Mang thai là hành trình chứa đựng rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của người phụ nữ. Ngoài niềm vui sướng tột bậc khi lần đầu làm mẹ, nhiều chị em còn trải qua giai đoạn khó khăn bởi một số bệnh lý thai kỳ, điển hình như đau dạ dày khi mang thai. 

Có bầu bị đau dạ dày là tình trạng phổ biến ở phần lớn thai phụ hiện nay. Nguyên nhân đến từ yếu tố nguy cơ như:

  • Ốm nghén: Nhiều chị em bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu và nguyên nhân là do tình trạng ốm nghén. Với triệu chứng buồn nôn hoặc nôn nhiều, ốm nghén tác động xấu đến hệ tiêu hóa, khiến dạ dày co bóp liên tục và trở nên đau rát. 
  • Căng thẳng quá mức: Thời kỳ mang thai khiến bà bầu trở nên nhạy cảm, dễ căng thẳng lo âu, từ đó tăng áp lực cho dây thần kinh não – ruột. Kết quả là nhu động ruột giảm, dạ dày co bóp và bài tiết axit quá mức gây đau kéo dài. 
  • Rối loạn nội tiết tố: Khi mang thai, hormone Progesterone có xu hướng tăng cao nhằm nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung và ngăn ngừa sảy thai. Nhưng, nồng độ biến thiên bất thường của Progesterone khiến nhu động ruột giảm, tăng áp lực cho ổ bụng và kích thích dạ dày tiết ra dịch vị nhiều hơn, dẫn đến đau bao tử trong thai kỳ. 
  • Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi càng phát triển thì tử cung càng bị đẩy lên cao. Điều này thay đổi vị trí của dạ dày, khiến thức ăn đến dạ dày ứ đọng lại, gây khó tiêu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành niêm mạc.
  • Thói quen ăn uống: Phần lớn bà bầu có sở thích ăn các loại trái cây chua như xoài, mận, mơ, bưởi, cam, chanh, quýt – đây là những thực phẩm chứa nhiều axit, có thể tổn thương niêm mạc và dẫn đến đau dạ dày khi mang thai. 
đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai đến từ tình trạng ốm nghén, căng thẳng, nội tiết tố thay đổi, thói quen ăn uống hoặc sự phát triển của thai nhi

2. Nhận biết triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Biểu hiện đau bao tử trong thai kỳ dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu thai nghén như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Dù vậy, nếu chỉ ốm nghén thì bà bầu không thể gặp phải triệu chứng đau dạ dày khi mang thai đặc trưng như dưới đây:

  • Cơn đau kéo dài và có xu hướng nặng hơn về tần suất lẫn mức độ. 
  • Ợ chua và ợ nóng. 
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa. Nhưng, khác với ốm nghén, đau bao tử trong thai kỳ khiến bà bầu nôn ra nước và thức ăn, dẫn đến tình trạng mất nước, tụt huyết áp. Nguy hiểm hơn, thai phụ có thể nôn ra màu hoặc bã màu cà phê. 
  • Vị trí đau dạ dày khi mang thai chủ yếu ở vùng thượng vị. Đôi khi, đau râm ran và nóng rát ở phần giữa hoặc phần trên bụng nếu như bà bầu quá đói hoặc quá no. 
  • Xuất huyết tiêu hóa do đau dạ dày thai kỳ, có biểu hiện là đại – tiểu tiện ra máu. Phân có màu tối hoặc màu đen do chảy máu. 
  • Dạ dày bị tổn thương, khó tiêu hóa nên làm thức ăn bị ách tắc và khiến thai phụ có cảm giác chướng bụng. 
  • Sụt cân nhanh trong thời gian ngắn, cơ thể xanh xao và suy nhược sức khỏe. 

Phần lớn trường hợp mang thai bị đau bao tử đều thuyên giảm sau 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc sau khi thay đổi lối sống và chế độ ăn uống tích cực. Nếu cơn đau tiếp diễn liên tục (từ đau dạ dày khi mang thai 3 đầu, kéo dài đến 3 tháng giữa và thậm chí đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối), chị em nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, hướng dẫn cách điều trị phù hợp, từ đó bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. 

3. Đau dạ dày khi mang thai có sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo thống kê, ước tính 70% bà bầu phải đối mặt với hiện tượng đau dạ dày khi mang thai. Phần lớn trong đó là trường hợp đau cấp tính trong thời gian ngắn và KHÔNG NGUY HIỂM đến thai nhi. Nhưng, nếu cơn đau xảy ra liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm dù áp dụng biện pháp cải thiện thì cả mẹ lẫn con có thể đối mặt với hàng loạt ảnh hưởng khó lường như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Dạ dày bị đau thường xuyên rất khó hấp thụ dưỡng chất, dẫn đến
  • tình trạng suy nhược mệt mỏi ở người mẹ và nhẹ cân, chậm phát triển ở thai nhi về sau.
  • Sảy thai: Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu nếu trầm trọng và không thuyên giảm có thể gây ra hiện tượng sảy thai. Điều này là vô cùng nguy hiểm đối với bà bầu lẫn thai nhi. 
  • Viêm, loét thực quản: Dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên khiến niêm mạc thực quản tổn thương, gây viêm sưng và được biểu hiện qua triệu chứng khó chịu như: khó nuốt, nuốt đau, đau ngực, đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa hoặc mất cảm giác thèm ăn. 
  • Viêm họng: Một lượng nhỏ axit trào từ dạ dày lên đến đường hô hấp có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Khi ấy, bà bầu có khuynh hướng ho nhiều, khàn tiếng, thở khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với biện pháp điều trị thông thường. 
  • Biến chứng khác: Xơ hóa thực quản do viêm hoặc ung thư thực quản. 
đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai nếu nghiêm trọng và kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến bà bầu lẫn thai nhi

4. Có nên uống thuốc đau dạ dày khi mang thai không?

Đau dạ dày nên uống thuốc gì là câu hỏi phổ biến của rất nhiều bà bầu hiện nay. “Đói ăn rau, đau uống thuốc” – quan niệm này đã khắc sâu vào suy nghĩ của mỗi người. Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng đau nào, người bệnh đều có thói quen dùng thuốc ngay, thay vì tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc xem xét liệu thuốc có phù hợp với tình trạng hiện tại hay không. 

Đối với thai phụ, đau dạ dày khi mang thai tuyệt đối không được dùng thuốc vì:

Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm thai nhi đang thành hình, bắt đầu phát triển cơ quan như tim, hệ thần kinh trung ương, tay hoặc chân. Việc sử dụng thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai ba tháng đầu sẽ gây ra dị tật bẩm sinh và quái thai. 

Ba tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi hiếm khi nhạy cảm với thuốc. Tuy nhiên, các bộ phận biệt hóa như hệ thần kinh và bộ phận sinh dục bên ngoài có thể chịu ảnh hưởng từ thuốc. Vì vậy, đau dạ dày khi mang thai ba tháng giữa phải dùng thuốc theo tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ. 

Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm bộ phận của thai nhi đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện (gan chưa thực hiện tốt chức năng chuyển hóa, thậm chưa đào thải tốt). Do đó, dùng thuốc đau dạ dày khi mang thai ba tháng cuối đều không tốt cho trẻ sinh ra và cả mẹ khi sinh nở. 

Tóm lại:

  • Người có thai tốt nhất không nên uống thuốc chữa đau dạ dày nếu không cần thiết. 
  • Nếu bắt buộc phải uống thuốc thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng. 
  • Không uống thuốc liều cao hoặc các loại thuốc như thuốc chống nôn domperidon, thuốc chống acid (aluminium), thuốc ức chế bơm proton (PPI) vì tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. 
  • Phụ nữ mang thai nên ưu tiên thảo dược thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết acid trong dạ dày. Từ đó, giảm cơn đau và chữa lành viêm loét. 
đau dạ dày khi mang thai
Bà bầu không nên uống thuốc chữa đau bao tử thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi

5. Cách xử lý đau dạ dày khi mang thai cho bà bầu

Thay vì dùng thuốc, chị em nên áp dụng 5 cách điều trị viêm dạ dày khi mang thai, để vừa cải thiện triệu chứng khó chịu, vừa bảo vệ an toàn cho bản thân và thai nhi:

5.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tuân theo một số nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây là bí quyết giúp mẹ tận hưởng hành trình mang thai hạnh phúc, đồng thời duy trì chỉ số tăng trưởng tốt cho thai nhi:

  • Thai phụ nên ăn uống từ tốn, không ăn quá nhanh hoặc quá no. Bởi điều này kích thích dạ dày tiết nhiều acid, gây cảm giác đau khó chịu. Tốt nhất là “ăn chậm, nhai kỹ”, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tăng bài tiết nước bọt, giảm acid và bão hòa acid trong dạ dày. 
  • Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì? – Hãy bổ sung 4 nhóm dinh dưỡng (chất béo, chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất), thức ăn mềm, ít gia vị và dễ tiêu hóa cho bữa ăn hằng ngày. 
  • Tránh sử dụng thực phẩm giàu chất béo, chocolate, nước ép trái cây họ cam quýt, caffeine, bạc hà, thực phẩm sống, lạnh hoặc ôi thiu. 
  • Uống nhiều nước, tối đa 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. 
  • Không để bụng quá đói vì lúc này dịch vị acid tăng cao, khiến tình trạng đau bao tử thai kỳ nghiêm trọng hơn. 
đau dạ dày khi mang thai
Bà bầu nên ăn uống khoa học để bổ mẹ, khỏe con trong thời gian thai kỳ

5.2 Sinh hoạt lành mạnh

Nghỉ ngơi và thư giãn là bí quyết giảm cơn đau dạ dày khi mang thai cho bà bầu. Hãy sắp xếp công việc hợp lý, nghỉ ngơi điều độ, để dạ dày không hoạt động quá tải và xảy ra tình trạng đau rát. 

Ngủ đủ giấc (8 tiếng) và đúng giờ (không dậy trước 5h sáng và đi ngủ sau 22h) để phục hồi năng lượng cho buổi sáng hôm sau. Khi ngủ, bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái nhiều hơn, kết hợp kê đầu cao, không cúi thấp hay gập người để giảm trào ngược dạ dày. 

Nếu bị viêm loét dạ dày khi mang thai, chị em phải yêu cầu thành viên nam trong gia đình bỏ thuốc lá hoặc hạn chế hút thuốc trong nhà, nhằm bảo vệ an toàn cho thai nhi. Không uống rượu vì thức uống có cồn khiến hệ tiêu hóa chuyển biến xấu hơn. 

5.3 Vận động hợp lý

Sau khi ăn no, bà bầu nên hạn chế vận động vì lúc này dạ dày đang hoạt động. Nếu tập thể thao thì máu lưu thông vào dạ dày ít hơn, gây đầy bụng và khó tiêu. Tốt nhất là bà bầu chỉ vận động sau khi ăn từ 2 – 3 giờ. Thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường đề kháng, giảm stress cho tinh thần thoải mái hơn. 

5.4 Mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai từ nguyên liệu thiên nhiên

Bà bầu có thể tận dụng một số nguyên liệu như gừng, mật ong, chanh hoặc trà hoa cúc để cải thiện tình trạng đau bao tử thai kỳ. Cụ thể:

Sử dụng trà gừng giảm cơn đau dạ dày khi mang thai 

Chất chống viêm và chống oxy hóa Gingerol trong củ gừng có công dụng làm ấm cơ thể, bảo vệ dạ dày khỏi virus gây bệnh, từ đó thuyên giảm cơn đau, buồn nôn và chướng bụng cho bà bầu. 

Cách thực hiện: 

  • Gọt vỏ, rửa sạch nửa củ gừng tươi. 
  • Thái gừng thành lát mỏng. 
  • Cho vào ly cùng 200 – 300ml nước sôi, hãm gừng khoảng 20 phút và thưởng thức khi trà ấm. 
đau dạ dày khi mang thai
Uống trà gừng mỗi ngày là mẹo chữa cơn đau dạ dày khi mang thai cho chị em

Cách làm dịu đau dạ dày khi mang thai bằng mật ong và chanh 

Mật ong và chanh là hai nguyên liệu được nhiều chị em áp dụng, nhằm làm dịu viêm loét dạ dày, giảm ốm nghén thai kỳ. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 thìa mật ong và ½ quả chanh vắt lấy nước. 
  • Khuấy đều với 300ml nước sôi và uống khi nước ấm. 

Uống trà hoa cúc để giảm đau dạ dày nặng khi mang thai 

Chất chống viêm Bisabolol trong hoa cúc hỗ trợ giảm viêm, co thắt dạ dày và phục hồi thành niêm mạc. Trà hoa cúc với mùi hương dịu nhẹ còn cải thiện tinh thần, giúp bà bầu ngủ ngon hơn. 

Cách thực hiện:

  • Cho 10g hoa cúc khô vào 200ml nước sôi. 
  • Đậy nắp và chờ 20 phút để dưỡng chất từ hoa tiết ra. 
  • Uống ngay khi trà còn ấm. 

5.5 Bổ sung tinh chất nghệ Nano Curcumin 365 Premium 

Curcumin là thành phần chính của nghệ, có khả năng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả, được chứng minh công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP (tác nhân chính gây ra đau dạ dày). Từ đó, chữa lành viêm loét dạ dày, lợi mật, kích thích tiêu hóa tốt, giảm đau rát, chướng bụng và tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. 

Hiện nay, Nano Curcumin 365 Premium là tinh nghệ có xuất xứ từ Hàn Quốc, được biết đến với nhiều lợi ích tuyệt vời cho phụ nữ mang thai. Sản phẩm chứa hàm lượng Curcumin cao (mỗi tép tinh nghệ 3g chứa 120mg Curcumin được chiết xuất từ 2kg nghệ), được tổng hợp với kích thước phân tử siêu nhỏ, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn gấp 17 lần so với tinh nghệ thông thường. Qua đó, giúp cải thiện đau dạ dày khi mang thai cho mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ sau sinh. 

Với thành phần bổ sung kẽm Gluconate, chiết xuất hoa oải hương Latifolia, tinh nghệ Nano Curcumin 365 Premium giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện tinh thần thoải mái và chất lượng giấc ngủ cho bà bầu. Sản phẩm được kiểm định khoa học, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nhưng, đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

đau dạ dày khi mang thai
Tinh nghệ Nano Curcumin 365 Premium không chỉ chữa đau dạ dày khi mang thai hiệu quả, mà còn tăng cường sức khỏe và duy trì làn da sáng đẹp cho bà bầu

Đau dạ dày khi mang thai gây nhiều phiền toái đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của phái đẹp. Để cải thiện và ngăn ngừa đau bao tử thai kỳ, bà bầu nên ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học, vận động thường xuyên và đừng quên bổ sung tinh nghệ Nano Curcumin 365 Premium giúp tăng cường sức khỏe, duy trì sắc đẹp rạng ngời và giữ gìn vóc dáng cân đối.