Gặp tiêu chảy kèm sốt ở người lớn nên làm gì?

Tác giả: huong

Tiêu chảy thường được chia làm 2 dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính (tình, xuất hiện do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng thông qua đường ăn uống, nhiễm trùng… Tiêu chảy kèm sốt là một trong những triệu chứng của tiêu chảy cấp tính (tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần), thường gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, cần hết sức lưu ý và điều trị sớm.

tiêu chảy kèm sốt ở người lớn

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị tiêu chảy, nguyên nhân tiêu chảy do nhiều yếu tố tác động, rõ rệt nhất là do ảnh hưởng từ đường ăn uống, ăn các loại thực phẩm không sạch sẽ, tạo điều kiện chi virus, vi khuẩn đi vào cơ thể:

– Nhiễm virus gây viêm ruột, đau bụng, tiêu chảy, xuất hiện ở 80% các trường hợp tiêu chảy.

– Nhiễm khuẩn gây kiết lỵ, tả, thường xuất hiện khi thời tiết nóng nực, nhiệt độ tăng cao.

– Mắc các bệnh lý tiểu đường, cường giáp hoặc sử dụng thuốc điều trị không phù hợp cũng có thể gây tiêu chảy.

Xác định thể tiêu chảy cấp gặp phải

Thông thường người bị tiêu chảy cấp thể nhẹ sẽ chỉ gặp phải tình trạng đi ngoài nhiều, ra phân lỏng từ 3-4 lần trong 1 ngày, kèm theo biểu hiện đau bụng quặn, mệt mỏi. Sau khi sử dụng thuốc điều trị, triệu chứng thuyên giảm dần và ngày hôm sau thì ổn định. Thể tiêu chảy cấp còn có các thể khác nhau như là:

Tiêu chảy cấp không xâm nhập

Là biểu hiện thông thường, không có dấu hiệu sốt và đi ngoài ra máu. Nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn, virus có hại có trong thực phẩm hằng ngày, nhiễm trùng thuốc, ngộ độc do ăn phải thực phẩm không phù hợp, stress tác động….

Tiêu chảy cấp xâm nhập

Nghiêm trọng hơn với các biểu hiện tiêu chảy kèm theo sốt, đi ngoài ra phân nhầy, phân lỏng có máu. Nguyên nhân bắt nguồn từ vấn đề viêm ruột xuất tiết do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tác động.

tiêu chảy kèm sốt ở người lớn

Điều trị tiêu chảy kèm sốt ở người lớn và trẻ nhỏ

Khi bị tiêu chảy kèm sốt, cơ thể rất dễ bị mất cân bằng điện giải do mất nước, thiếu hụt lượng lớn ion rất dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng suy nhược, tụt huyết áp, sốc phản vệ, hôn mê.

Những giải pháp chăm sóc bệnh nhân sẽ giúp tình trạng sốt cao kèm tiêu chảy được hạn chế:

– Bù điện giải bằng cách bổ sung Oresol: Oresol pha với nước lọc sẽ bổ sung lượng đường, muối và ion để điều chỉnh mức độ mất cân bằng điện giải và thiếu hụt nước trầm trọng lúc này.

– Truyền tĩnh mạch: Chỉ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nếu không thể hấp thu đủ Oresol bằng cách trực tiếp. Khi truyền, cơ thể còn được cung cấp thêm các hỗn hợp muối Cl, Na, Ringer Lactate… nhưng không được tự ý truyền đường ưu trương khi bị tiêu chảy.

– Sử dụng một số loại thuốc trị tiêu chảy như loperamid, imodium… Tuy vậy những loại thuốc này chỉ dùng được trong trường hợp tiêu chảy nhẹ và nên theo sự hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

– Bổ sung vitamin C có trong các loại nước ép, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Áp dụng các biện pháp hạ sốt như lau khô người bằng nước ấm, chườm khăn lạnh, giữ cơ thể thông thoáng, không bật quạt, không đáp chăn dày và mặc đồ nóng để thân nhiệt được hạ.

– Những trường hợp tiêu chảy và sốt diễn ra liên tục trong hơn 1-2 tiếng đồng hồ thì cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được kiểm tra cụ thể, tránh dẫn đến tình trạng mất nước, tổn thương sâu.

Tình trạng tiêu chảy kèm sốt ở người lớn và trẻ nhỏ cho thấy không thể xem thường biểu hiện này. Tình trạng tiêu chảy và sốt cao nếu vẫn diễn ra liên tục thì nên hạn chế sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp.

Theo khoe.online tổng hợp